Hóa đơn tiện ích bao gồm hóa đơn điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn dịch vụ truyền hình, hóa đơn gas và hóa đơn điện thoại di động. Nếu người sử dụng lao động của bạn thanh toán các hóa đơn, bạn không cần phải bận tâm đến việc này. Nếu không, bạn nên xem số tiền hiển thị trên hóa đơn tiện ích được gửi thư cho bạn và thanh toán ở tổ chức tín dụng gần nhất như ngân hàng hoặc bưu điện.
Hóa đơn tiện ích bao gồm hóa đơn điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn dịch vụ truyền hình, hóa đơn gas và hóa đơn điện thoại di động. Nếu người sử dụng lao động của bạn thanh toán các hóa đơn, bạn không cần phải bận tâm đến việc này. Nếu không, bạn nên xem số tiền hiển thị trên hóa đơn tiện ích được gửi thư cho bạn và thanh toán ở tổ chức tín dụng gần nhất như ngân hàng hoặc bưu điện.
– Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
– Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
– Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị – xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.
– Ngân hàng Chính sách xã hội là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010;
– Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Giao dịch ngân hàng là việc làm thường trực tại các quầy giao dịch của các ngân hàng và phục vụ các nhu cầu cơ bản của khách hàng như: Nộp tiền, rút tiền, Ủy nhiệm, thu hộ, chi hộ , mở tài khoản, xử lý thông tin tài khoản, hạch toán giao dịch và các loại thủ tục giấy tờ khác cho khách hàng khi có nhu cầu.
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội gồm :
– Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội;
– Chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Phòng giao dịch đặt tại các huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh. Những nơi cần thiết thì thành lập Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện và do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.
Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội sở chính, Chi nhánh và Phòng giao dịch do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có 12 thành viên, gồm 09 thành viên kiêm nhiệm và 03 thành viên chuyên trách. 09 thành viên kiêm nhiệm gồm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng quản trị, 08 thành viên còn lại là Thứ trưởng hoặc cấp tương đương Thứ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ và Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 03 thành viên chuyên trách gồm: 01 ủy viên giữ chức Phó Chủ tịch thường trực, 01 Uỷ viên giữ chức Tổng giám đốc, 01 ủy viên giữ chức Trưởng Ban Kiểm soát.
Điều hành hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội là Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Chính sách xã hội. Giúp việc Tổng giám đốc có một số Phó Tổng giám đốc. Chủ tịch Hội đồng quản trị ký bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Tổng giám đốc. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc thực hiện theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Ngày 31 tháng 8 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra Quyết định số 525-TTg về việc thành lập Ngân hàng Phục vụ Người nghèo để giúp người nghèo vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết đời sống góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí. Khi này Ngân hàng chỉ tham gia ban hành chính sách, còn việc điều hành tác nghiệp ủy thác cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đảm nhận. Sau bảy năm Ngân hàng Phục vụ người nghèo hoạt động, nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng thông thường của các ngân hàng thương mại nhà nước, ngày 4 tháng 10 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; cũng trong ngày này, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Vốn điều lệ ban đầu của Ngân hàng là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ.
Thời hạn hoạt động là 99 năm. Ngày 11 tháng 3 năm 2003, Ngân hàng chính thức hoạt động. Đến ngày 30 tháng 9 năm 2017, tổng nguồn vốn của Ngân hàng là hơn 179.000 tỉ đồng, gấp hơn 25 lần so với khi thành lập. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt hơn 169.000 tỷ đồng, gấp 24 lần so với khi thành lập. Hơn 6,7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ. Hơn 31,8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác đã vay vốn từ Ngân hàng, nhờ đó hơn 4,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo. Vốn ủy thác của địa phương gần 8.500 tỉ đồng.
Có thể thấy, thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5, ngày 01 tháng 9 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương. Trụ sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội. Vốn Điều lệ ban đầu là 5.000.000.000.000 đồng (năm nghìn tỷ đồng) và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định tại Quyết định này và Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm.
Ngân hàng Chính sách xã hội là tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam, được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Khác với ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Chính phủ Việt Nam bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng là 0%; Ngân hàng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
Ngân hàng chính sách xã hội tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Bank for Social Policies, viết tắt: VBSP
– Hội, Đoàn thể nhận ủy thác một số công đoạn cho vay
Ngân hàng Chính sách xã hội có hai phương thức cho vay: cho vay trực tiếp và cho vay ủy thác. Trong hai phương thức này, cho vay ủy thác chiếm hơn 98% tổng dư nợ (2017). Cho vay ủy thác nghĩa là Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ủy thác một số công đoạn trong quy trình cho vay cho bốn tổ chức chính trị – xã hội (gọi tắt là Hội, Đoàn thể) gồm Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nội dung ủy thác có thể tóm tắt là:
+ Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi đến đối tượng thụ hưởng; tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,… để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả; họp đánh giá định kỳ hoặc đột xuất.
+ Tham gia buổi bình xét công khai hộ vay vốn của tổ tiết kiệm và vay vốn (tổ TK&VV); chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của tổ TK&VV
+ Phối hợp với các bên có liên quan kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, đôn đốc hộ vay trả nợ.
Việc ủy thác cho Hội, Đoàn thể là nhằm công khai hóa, xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của tổ chức Hội, đồng thời củng cố hoạt động của tổ chức Hội ở cơ sở. Việc bình xét hộ vay vốn công khai, dân chủ đảm bảo đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng. Mặt khác, việc ủy thác giúp đối tượng thụ hưởng tiếp cận dễ dàng, hiệu quả với dịch vụ tài chính, tiết kiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội. Quan hệ giữa Ngân hàng và Hội, Đoàn thể được xác lập qua văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận (cấp trung ương); văn bản liên tịch (cấp tỉnh, huyện) và hợp đồng ủy thác (cấp xã).
Tổ tiết kiệm và vay vốn là một tập hợp các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống. Các thành viên (tổ viên) tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống, đồng thời cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân hàng. Một Tổ tiết kiệm và vay vốn phải có tối thiểu 5 tổ viên và tối đa là 60 tổ viên; các tổ viên phải cư trú hợp pháp theo địa bàn dân cư thuộc đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, trong đó các tổ viên được sắp xếp theo hướng liền canh, liền cư. Đến 2017 có 187.151 tổ TK&VV đang hoạt động.
Tổ hoạt động theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số dưới sự điều hành của ban quản lý tổ (một tổ trưởng và một tổ phó). Trong quy trình cho vay, họp bình xét cho vay là điều kiện tiên quyết để xét cho vay. Sau khi tiếp nhận đề nghị vay vốn từ phía hộ vay là thành viên của tổ (nếu chưa thì cần được xét kết nạp vào tổ), tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốnchủ trì buổi họp bình xét cho vay, trong đó hộ vay có nhu cầu vay vốn nhất thiết phải được sự chấp thuận bằng biểu quyết của ít nhất 2/3 tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn hiện diện tại buổi họp bình xét công khai về vay vốn, với điều kiện phải có ít nhất 2/3 tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn đến dự buổi họp. Toàn bộ nội dung cuộc họp đều được ghi thành biên bản, gọi là biên bản họp tổ, do tổ phó là thư ký ghi chép lại. Buổi họp có sự chứng kiến của đại diện Hội, Đoàn thể nhận ủy thác quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn đó và trưởng thôn/ấp/khu phố nơi Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động.
Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động không tách rời với ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác và Ngân hàng:
+ Trong mối quan hệ với ủy ban nhân dân cấp xã: tổ chịu sự chỉ đạo, quản lý, kiểm tra trực tiếp của ủy ban nhân dân cấp xã. Việc thành lập, thay đổi ban quản lý tổ hoặc giải thể tổ đều phải có sự chấp thuận của ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Trong mối quan hệ với Hội, Đoàn thể nhận ủy thác: tổ phải phối hợp với Hội, Đoàn thể; chịu sự giám sát, theo dõi của Hội, Đoàn thể.
+ Trong mối quan hệ với Ngân hàng: Ngân hàng và đại diện ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn ký kết hợp đồng ủy nhiệm quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Ngân hàng có trách nhiệm theo dõi, giám sát hoạt động của tổ, đồng thời phối hợp với UBND cấp xã và Hội, Đoàn thể nhận ủy thác tổ chức thực hiện việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, quản lý cho ban quản lý tổ. Đối với các ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn được Ngân hàng ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm thì hàng tháng sẽ thực hiện thu tiền lãi vay và tiền gửi tiết kiệm của tổ viên trong tổ, sau đó nộp cho Ngân hàng vào ngày giao dịch cố định tại điểm giao dịch xã.
Để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận thuận lợi với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng đưa các hoạt động nghiệp vụ về phục vụ ngay tại điểm giao dịch xã (xã/phường/thị trấn) thông qua hoạt động của tổ giao dịch xã. Điểm giao dịch xã được hiểu là nơi Ngân hàng tổ chức giao dịch với khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn một xã, được đặt trong khuôn viên trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã. Phiên giao dịch xã diễn ra vào ngày cố định hàng tháng, kể cả ngày lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần, và chỉ thực hiện giao dịch bù vào ngày khác nếu ngày giao dịch cố định tháng đó trùng vào ngày nghỉ Tết Nguyên đán. Các ngày giao dịch cố định của từng xã được niêm yết trên website của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến cuối 2017 Ngân hàng có trên 10.900 điểm giao dịch xã.
Hoạt động giao dịch lưu động tại xã do một tổ giao dịch thực hiện. Tổ này là một phận nghiệp vụ gồm tối thiểu ba nhân viên, có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền và công khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; tiếp nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm và thực hiện quy trình xử lý nợ, họp giao ban với tổ trưởng và các tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác.Việc tổ chức giao dịch vào ngày cố định tại điểm giao dịch xã được xem là phát huy dân chủ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác thực hiện chức năng phản biện xã hội, tạo mối quan hệ gần gũi giữa nhân viên ngân hàng với người dân.
Ngoài Ngân hàng Chính sách xã hội, từ năm 2017 có thêm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) thực hiện hình thức điểm giao dịch lưu động. Tuy nhiên, Agribank thực hiện giao dịch ngay trên ô tô chuyên dùng.