Hài Quân Đội Trung Quốc Hay Nhất Thế Giới Là Ai Năm Nào Mới Nhất

Hài Quân Đội Trung Quốc Hay Nhất Thế Giới Là Ai Năm Nào Mới Nhất

Trang mạng Sức mạnh Quân sự Toàn cầu (Global Fire Power) đã đưa ra xếp hạng những quân đội mạnh nhất trên thế giới năm 2017.

Trang mạng Sức mạnh Quân sự Toàn cầu (Global Fire Power) đã đưa ra xếp hạng những quân đội mạnh nhất trên thế giới năm 2017.

cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới năm 2023. Ảnh: Quỹ tiền tệ quốc tế

Italy vượt qua Canada với độ chênh lệch nhỏ, đạt được GDP 2,2 nghìn tỷ USD. Máy móc, hóa chất, ô tô, hàng không, điện tử, quần áo, thực phẩm... là những mặt hàng chủ đạo của đất nước hình chiếc ủng. Italy có ngành công nghiệp tương đối phát triển: Gần 1/4 tổng GDP cả nước đến từ ngành này.

Chỉ với 2,1% dân số làm việc trong khu vực chính và 17,9% trong khu vực cấp hai (bao gồm cả công nghiệp), nền kinh tế Pháp chủ yếu dựa vào các dịch vụ: 80,1% số người làm việc trong lĩnh vực này. GDP của Pháp đạt 3,34 nghìn tỷ USD. Ưu đãi thuế thuận lợi dành cho nghiên cứu và phát triển cũng cho phép nước này vươn lên vị trí thứ tư trên thế giới về số lượng bằng sáng chế được cấp trong năm 2013.

Với GDP đạt 3,3 nghìn tỷ USD, Anh đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng. Nền kinh tế của Anh chủ yếu là kết quả của sự giàu có được tạo ra bởi khu vực cấp ba, chiếm khoảng 73% GDP của cả nước. Trung tâm tài chính London là một trong những trung tâm quan trọng nhất trên thế giới, do đó tầm quan trọng của dịch vụ tài chính và lĩnh vực bảo hiểm trong nền kinh tế Anh đặc biệt cao. Sau ngành thực phẩm, các ngành đóng góp nhiều nhất vào GDP của Anh là vận tải, công nghiệp thép, công nghiệp nhựa, công nghiệp thiết bị và ngành dược phẩm.

Với GDP 3,7 nghìn tỷ USD, Ấn Độ vượt qua Anh để giành vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng. Trong khi một nửa dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp thì chỉ có 16% GDP đến từ lĩnh vực này. Trong khi đó, dịch vụ chiếm 62% tổng GDP và dân số hoạt động theo lĩnh vực vào khoảng 31%.

Nhật Bản đứng thứ tư trong bảng xếp hạng này xét về giá trị GDP, đạt 4,2 nghìn tỷ USD. Dù có kết quả xuất sắc nhưng Nhật Bản đang mất dần vị trí trên bảng xếp hạng. Từ năm 1968 đến năm 2010, Nhật Bản luôn đứng thứ hai, trước cả Trung Quốc. Năm 2012, GDP của Nhật Bản là 5,9 nghìn tỷ USD, nhiều hơn 1,7 nghìn tỷ USD so với hiện nay.

Đức đứng thứ ba trong số các quốc gia có GDP cao nhất, với 4,4 nghìn tỷ USD. Đây cũng là nền kinh tế hàng đầu ở Liên minh châu Âu (EU), trước Pháp và Italy, nhưng cũng là nền kinh tế hàng đầu ở châu Âu, vượt qua Anh. Ngày nay, Đức là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc.

Với GDP 17,7 nghìn tỷ USD, Trung Quốc vượt xa Đức, gấp gần 4 lần. Quốc gia này sản xuất các mặt hàng chiếm ưu thế như dệt may, dầu mỏ, xi măng, phân bón, sản phẩm tiêu dùng, thiết bị vận tải, thiết bị viễn thông, bệ phóng không gian và vệ tinh. Trung Quốc cũng sản xuất sắt, thép, nhôm và các kim loại khác. Ngoại thương của nước này chủ yếu tập trung vào các nước châu Á, chiếm 2,2 nghìn tỷ USD.

Với GDP 27 nghìn tỷ USD, chiếm 1/4 GDP toàn cầu, Mỹ vượt trội hoàn toàn so với tất cả quốc gia. Điều này dựa trên sự đổi mới mạnh mẽ, xuất khẩu nhiều tài nguyên thiên nhiên và sản phẩm văn hóa. Mỹ cũng có những ngành chủ đạo như công nghệ cao, công nghiệp ô tô, hàng không, viễn thông, điện tử, công nghiệp nông sản, thực phẩm, dầu mỏ cùng nhiều ngành khác.

Tuy nhiên, trong những năm tới, Trung Quốc có thể vượt trước Mỹ. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh dự đoán, GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2037 và đưa nước này trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.

Nguy cơ tình hình leo thang của cuộc khủng hoảng Palestine-Israel trở thành một cuộc xung đột toàn diện giữa Lực lược Phòng vệ Israel (IDF) và các tay súng Hamas ở Gaza đã làm dấy lên lo ngại toàn cầu về một cuộc chiến tranh khu vực.

IDF được coi là một trong năm lực lượng quân sự mạnh nhất ở Trung Đông kể từ khi Israel thành lập vào năm 1948. Kể từ thời điểm đó, Israel đã trải qua hơn chục cuộc chiến tranh lớn, bắt đầu từ Chiến tranh Arab-Israel lần thứ nhất năm 1948-1949. Trong nửa cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, Israel đã chứng tỏ khả năng tham gia vào cả các hoạt động tấn công và phòng thủ mà bất kỳ cường quốc nào khác trong khu vực khó có thể sánh được, trước các lực lượng kết hợp của Ai Cập, Jordan và Syria vào tháng 6/1967. Sức mạnh của IDF đã khiến Ai Cập và Syria rơi vào bế tắc. Những cuộc giao tranh khác chứng minh được thực lực của IDF còn kể đến cuộc chiến Yom Kippur vào tháng 10/1973, tấn công Liban vào năm 1982 hay đối phó với phong trào Intifadas lần thứ nhất và thứ hai của người Palestine (lần lượt rơi vào các năm1987-1993, 2000-2005).

Tuy nhiên, trong một xã hội ngày càng phát triển về mặt công nghệ, IDF không phải là một lực lượng chiến đấu bất khả chiến bại. Điều này được thể hiện rõ ràng hơn trong Chiến tranh Liban năm 2006. Không giống như hầu hết các cuộc xung đột trước đây, Israel tỏ ra không thể giành được chiến thắng nhanh chóng. Trên thực tế, trong hơn một tháng giao tranh, IDF ghi nhận 121 binh sĩ thiệt mạng và 1.244 người khác bị thương, trong đó hơn 20 xe tăng Merkava bị phá hủy và hàng chục phương tiện khác bị hư hại do các thiết bị nổ cải tiến và vũ khí chống tăng xách tay. Lực lượng Hezbollah của Liban, với quân số ít hơn, thiệt hại 250 tay súng. Cuộc chiến chỉ kết thúc khi có một lệnh ngừng bắn do Liên hợp quốc làm trung gian. Các cuộc không kích và pháo binh của Israel đã gây thiệt hại chiến tranh trực tiếp khoảng 2,8 tỷ USD, với một triệu dân thường Liban phải di dời và có tới 640 km đường, 73 cây cầu và 31 mục tiêu khác bị hư hỏng hoặc phá hủy.

Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) ước tính tổng quân số mà IDF hiện có là 169.500 quân nhân tại ngũ và 465.000 quân dự bị, trong đó 360.000 người đã được triệu tập sau vụ tấn công ngày 7/10. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ước tính ngân sách quân sự của Israel là 23,4 tỷ USD vào năm 2022 (bao gồm 3,18 tỷ USD viện trợ quân sự hàng năm của Mỹ). IDF bao gồm 3 nhánh lực lượng, bao gồm Bộ binh, Không quân và Hải quân cùng 4 bộ chỉ huy riêng biệt.

Israel có một trong những tổ hợp công nghiệp-quân sự lớn nhất, đa dạng nhất và có lợi nhuận cao nhất trên thế giới. Đất nước này có khả năng sản xuất hàng loạt máy bay nội địa, máy bay không người lái, tên lửa, hệ thống radar, hệ thống tác chiến điện tử và thậm chí cả vệ tinh. Các loại vũ khí chủ yếu trong nước bao gồm hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt), hệ thống phòng không và tên lửa Arrow và David's Sling, loạt tên lửa có khả năng hạt nhân Jericho, các loại vũ khí nhỏ sản xuất trong nước như súng lục Desert Eagle, súng máy hạng nhẹ Negev và súng tiểu liên Uzi, và xe tăng Merkava. Với sự viện trợ từ Mỹ, Israel đã có thể mua các hệ thống vũ khí mới nhất và tốt nhất của nước này, trở thành một trong những quốc gia đầu tiên nhận được máy bay chiến đấu thế hệ mới F-55 Lockheed Martin, tích hợp chúng với những loại tên lửa và bom chế tạo trong nước.

Trên hết, Israel là một quốc gia bị nghi ngờ sở hữu vũ khí hạt nhân. Liên quan đến chủ đề này, Israel không xác nhận cũng không phủ nhận tình trạng của mình. SIPRI ước tính Israel sở hữu tới 80 vũ khí hạt nhân có thể phóng từ máy bay và tên lửa. Các nhà phân tích an ninh của Mỹ và Israel gọi chiến lược hạt nhân của Israel là “Kế hoạch Samson” – giả định Israel sẽ phóng vũ khí hạt nhân vào kẻ thù để đáp trả trong trường hợp quân đội thông thường bị áp đảo. Khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân của Israel khiến nước này được cho là sở hữu lực lượng quân sự hùng mạnh nhất ở Trung Đông.

Iran là một cường quốc quân sự lớn khác ở Trung Đông. Với đội quân thường trực gồm 350.000 binh sĩ (cộng với 37.000 binh sĩ Không quân, 18.000 binh sĩ Hải quân và 15.000 binh sĩ Phòng không), cùng 230.000 binh sĩ tinh nhuệ của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC). Iran có một trong những lực lượng quân đội tại ngũ lớn nhất ở Trung Đông, cùng với ít nhất 350.000 binh sĩ dự bị để kêu gọi trong trường hợp khẩn cấp. Nước này có ngân sách quân sự tương đương khoảng 6,8 tỷ USD vào năm 2022.

Giống như Israel, Iran cũng trải qua nhiều cuộc xung đột và mang lại cho lực lượng của mình kinh nghiệm chiến đấu quan trọng. Các cuộc xung đột lớn bao gồm Chiến tranh Iran-Iraq bắt đầu vào tháng 9/1980 khi Saddam Hussein phát động cuộc chiến tranh xâm lược nhằm chiếm giữ tỉnh Khuzestan giàu dầu mỏ của Iran. Sau 8 năm, hai nước đạt được thỏa thuận ngừng bắn và hòa bình. Có tới 600.000 quân Iran và 500.000 quân Iraq thiệt mạng trong cuộc xung đột, cùng với hơn 100.000 dân thường phần lớn là người Iran.

Iran cũng được cho là có ngành công nghiệp quân sự trong nước phức tạp nhất ở Trung Đông, sản xuất loạt máy bay không người lái trinh sát, tấn công và cảm tử nội địa, loạt tên lửa đạn đạo và hành trình, cùng với tên lửa siêu thanh mới Fattah, các hệ thống phòng không và tên lửa tiên tiến như Bavar-373 và Khordad thứ 3, cùng một loạt hệ thống radar và tác chiến điện tử khác.

Trên hết, vị trí địa lý và mạng lưới liên minh của đất nước mang lại cho Tehran nhiều khả năng tăng cường hơn nữa sức mạnh quân sự tổng thể của nước này. Chúng bao gồm quan hệ đối tác an ninh với Syria và Liban, cho phép Iran triển khai sức mạnh tới bờ biển Địa Trung Hải. Tehran có khả năng độc lập đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến đường thương mại hàng hải quan trọng mà 30% tổng lượng dầu của thế giới đi qua. Trong trường hợp căng thẳng với Israel và Mỹ trở nên leo thang, Iran có thể lựa chọn sử dụng hệ thống phòng thủ bờ biển để nhắm vào các hàng hóa thương mại của đồng minh Mỹ ở vùng Vịnh và gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quân đội lớn thứ hai trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau Mỹ, cũng là một trong những cường quốc quân sự lớn nhất ở Trung Đông. Với 355.200 quân nhân tại ngũ và 378.700 quân dự bị, cùng một loạt căn cứ nằm rải rác trong khu vực, vai trò hỗ trợ của Ankara rất quan trọng đối với bất kỳ hoạt động nào trong khu vực của các đồng minh phương Tây.

Theo dữ liệu của IISS, 260.200 trong tổng số 355.200 quân của Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm Lực lượng Mặt đất, Không quân và Hải quân. Ngoài ra nước này còn có khoảng 156.800 lực lượng bán quân sự, bao gồm cảnh sát biển và hiến binh - lựclượng thuộc Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm duy trì trật tự công cộng trong thời bình và trực thuộc Bộ binh trong thời chiến.

Trong năm 2023, Thổ Nhĩ Kỳ đã phân bổ 16 tỷ USD cho quốc phòng và an ninh, đồng thời ngành công nghiệp quân sự non trẻ sản xuất mọi thứ từ máy bay không người lái (như UAV trinh sát và tấn công Bayraktar) cho đến tàu chiến, tên lửa hành trình nội địa, trực thăng ATAK và xe tăng chiến đấu chủ lực Altay - một phiên bản phái sinh của K2 Black Panther Hàn Quốc.

Thành tích hoạt động quân sự gần đây của Turkiye nhìn chung được đánh giá thành công. Thổ Nhĩ Kỳ đã thành công thu hút lực lượng dân quân người Kurd ở phía Đông Nam đất nước đòi quyền tự trị, đồng thời tiến hành các cuộc tấn công vào Syria và Iraq để đối phó với các lực lượng dân quân liên minh với những chiến binh này. Thổ Nhĩ Kỳ cũng hỗ trợ chiến dịch do NATO dẫn đầu nhằm tiêu diệt lực lượng của Muammar Gaddafi ở Libya vào năm 2011, góp phần dẫn tới việc lật đổ nhân vật này. Sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Chính phủ Hiệp định Quốc gia có trụ sở tại Tripoli nắm giữ quyền lực ở nửa phía Tây Libya.

Ai Cập, quốc gia kề sát cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Gaza, cũng được coi là có một trong những đội quân hùng mạnh nhất ở Trung Đông. Ai Cập đứng thứ 14 trong số 145 quốc gia được xếp hạng trong báo cáo Global Firepower năm 2023. Lực lượng vũ trang Ai Cập có 438.500 quân nhân tại ngũ và 479.000 quân dự bị.

Ai Cập không tham gia một cuộc chiến lớn nào trên lãnh thổ của mình kể từ Chiến tranh Yom Kippur vào tháng 10/1973. Các lực lượng Ai Cập chỉ gia nhập liên minh do Mỹ lãnh đạo ở Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và tham gia cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo, bao gồm trấn áp các cuộc nổi dậy thánh chiến ở Bán đảo Sinai. Năm 2013, quân đội Ai Cập tham gia vào việc lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi, sau đó là cuộc đàn áp Tổ chức Anh em Hồi giáo. Lực lượng Ai Cập cũng đã tham gia vào chiến dịch do Saudi Arabia dẫn đầu ở Yemen vào năm 2015.

Ai Cập có ngân sách quân sự là 4,6 tỷ USD vào năm 2022 và phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài để mua hầu hết các thiết bị quân sự, trong đó chủ yếu là Mỹ và Nga. Ai Cập nhập khẩu vũ khí Mỹ với giá trị khoảng 48,1 tỷ USD từ năm 1948 đến năm 2017.

Vương quốc Saudi Arabia đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng của Global Firepower xét về cường quốc quân sự hàng đầu ở Trung Đông và thứ 22 nói chung. Với ngân sách quân sự lên tới con số khổng lồ 69,1 tỷ USD vào năm 2023, quốc gia này liên tục được xếp hạng trong số 10 quốc gia hàng đầu thế giới về ngân sách quân sự lớn nhất.

Lực lượng vũ trang Saudi Arabia có 257.000 quân nhân tại ngũ, được chia thành Lục quân (75.000 lính), Hải quân (40.500 lính), Không quân (25.000 lính), Lực lượng phòng không (16.000 lính) và Lực lượng tên lửa chiến lược quân đội (2.500 lính).

Vương quốc này phụ thuộc vào Mỹ để có được phần lớn thiết bị quân sự (gần 80%), trong đó Pháp và Tây Ban Nha lần lượt chiếm phần lớn còn lại (6,4% và 4,9%). Các trang thiết bị quân sự mà Saudi Arabia sở hữu bao gồm xe tăng Abrams và xe chiến đấu Bradley, trực thăng tấn công Apache, hệ thống tên lửa Patriot và các hệ thống tiên tiến khác của Mỹ.

Saudi Arabia nổi lên với tư cách là một trong những người chiến thắng trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Vương quốc này cũng tham gia liên minh phương Tây trong cuộc chiến chống khủng bố IS năm 2014-2017.