Báo Lao động Thủ đô đang bước vào tuổi ba mươi. 30 năm đồng hành cùng công nhân và người lao động đủ để cán bộ, phóng viên báo Lao động Thủ đô cảm nhận những nụ cười ngọt ngào và cả những giọt nước mắt mặn chát của họ. 30 năm viết về công nhân nhưng các thế hệ phóng viên báo Lao động Thủ đô dường như vẫn thấy thiêu thiếu điều gì đó, vẫn có cảm giác dường như còn đang “mắc nợ” họ.
Báo Lao động Thủ đô đang bước vào tuổi ba mươi. 30 năm đồng hành cùng công nhân và người lao động đủ để cán bộ, phóng viên báo Lao động Thủ đô cảm nhận những nụ cười ngọt ngào và cả những giọt nước mắt mặn chát của họ. 30 năm viết về công nhân nhưng các thế hệ phóng viên báo Lao động Thủ đô dường như vẫn thấy thiêu thiếu điều gì đó, vẫn có cảm giác dường như còn đang “mắc nợ” họ.
Theo khoa học pháp lý, có 4 hình thức thực hiện pháp luật chính, bao gồm:
Là hình thức thực hiện pháp luật mang tính thụ động, thể hiện ở sự kiềm chế của chủ thể pháp luật để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật.
Là hình thức thực hiện pháp luật mang tính chủ động, thể hiện ở các hành động tích cực của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân nhằm làm cho pháp luật đi vào cuộc sống.
Hoạt động thi hành pháp luật bao gồm:
Là hình thức thực hiện pháp luật thể hiện ở việc các chủ thể pháp luật sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân và thực hiện nghĩa vụ của mình.
Là hình thức thực hiện pháp luật thể hiện ở việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng các hình thức thực hiện pháp luật thường liên kết chặt chẽ với nhau, tạo nên một quá trình thống nhất để pháp luật đi vào cuộc sống.
Bản chất của pháp luật là một vấn đề phức tạp và có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, SBLAW có thể tóm tắt những điểm chính về bản chất của pháp luật như sau:
Pháp luật là công cụ không thể thiếu trong đời sống xã hội, mỗi người cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật để góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ.
Pháp luật thể hiện thông qua văn bản chính xác và cụ thể, với các quy định pháp luật được xác định chặt chẽ về hình thức. Cách cơ quan ban hành văn bản và hiệu lực của chúng được quy định một cách chặt chẽ, thường thông qua hiến pháp hoặc các luật cụ thể.
Tổng kết lại, pháp luật không chỉ là bộ khung quy phạm phổ biến mà còn là công cụ quyền lực quan trọng, giúp duy trì trật tự và công bằng trong một xã hội. Hi vọng những thông trên của SBLAW giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về pháp luật là gì? Những đăc trưng cơ bản của pháp luật. Nhờ đó chúng ta có thể tuân thủ pháp luật tốt hơn. Liên hệ ngay SBLAW để nhận tư vấn pháp luật mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
Sáng 9/12, Công an TP Đà Nẵng cho biết, 4 đối tượng thực hiện vụ bắt giữ người trái pháp luật và cướp tài sản vào chiều ngày 7/12 vừa qua tại địa bàn phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ đã bị bắt giữ và di lý về Đà Nẵng để phục vụ công tác điều tra.
Trước đó, lúc 9 giờ ngày 7/12, anh N.M.T. (27 tuổi, trú xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đến Công an quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng trình báo về việc, khoảng 14 giờ ngày 6/12, khi đang ở Duy Xuyên, anh T. nhận được điện thoại, đầu dây bên kia là một phụ nữ đặt xe từ Đà Nẵng về Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên.
Tang vật thu giữ trong vụ án. Ảnh: CACC.
Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, anh T. điều khiển xe Fortuner 92A-342.xx đến đường 29/3 thuộc phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng để đón khách. Khi đang chờ khách thì bất ngờ bị 2 đối tượng đeo khẩu trang tiến đến mở cửa xe, sau đó rút thẻ màu đỏ tự xưng là công an.
Chưa kịp phản ứng, anh T. bị các đối tượng còng tay, lấy áo khoác trùm kín đầu và đưa qua một xe ôtô khác để chở đi. Đi được khoảng 15 phút, các đối tượng cho xe dừng lại và đưa anh T. vào căn phòng kín.
Tại đây, các đối tượng còng anh T. vào ghế, lấy điện thoại, 3 thẻ ngân hàng và yêu cầu anh T. cung cấp mật khẩu điện thoại, mật khẩu tài khoản ngân hàng. Sau đó rút tiền chiếm đoạt 96 triệu đồng.
Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, các đối tượng chở anh T. quay lại xe ôtô để trên đường 29/3. Do nghi ngờ các đối tượng mạo danh công an lừa lấy tiền nên anh T. tri hô "cướp, cướp" thì bị một trong các đối tượng trong nhóm rút dao đe dọa. Lo sợ ảnh hưởng đến tính mạng, anh T. buộc phải để cho các đối tượng lên xe ôtô tẩu thoát.
Sau khi nhận được tin trình báo, đồng thời qua nắm thông tin từ bị hại cũng như áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, cơ quan công an đã sơ bộ nắm được nhân thân, lai lịch của 4 đối tượng gây án.
Hai đối tượng Nguyễn Thị Thanh Toán và Nguyễn Bá Tuấn (từ trái sang phải). Ảnh: CACC.
Các đối tượng gồm: Lê Kim Khánh (40 tuổi, trú tại xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), Nguyễn Thị Thanh Toán (49 tuổi, trú phường Bình Chuẩn, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương), Nguyễn Bá Tuấn (58 tuổi, trú xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) và Hoàng Phong Phú (29 tuổi, trú phường Phúc Hữu, quận 9, TP Thủ Đức, TP HCM).
Tiến hành theo dõi di biến động của các đối tượng, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Đà Nẵng phối hợp với Công an quận Cẩm Lệ tổ chức lực lượng truy xét, đến 14 giờ ngày 8/12, các tổ công tác đã lần lượt bắt giữ được tất cả các đối tượng trong vụ án khi đang lẩn trốn tại các tỉnh Quảng Nam, Bình Dương, TP Đà Nẵng và TP HCM. Trong tối ngày 8/12, cả 4 đối tượng được di lý về cơ quan Công an thành phố Đà Nẵng để phục vụ công tác điều tra.
Tại cơ quan công an, bước đầu các đối tượng khai nhận, do lâm vào nợ nần, Lê Kim Khánh và Nguyễn Thị Thanh Toán bàn bạc với nhau đóng giả làm công an, tìm người để bắt giữ, hù dọa nhằm chiếm đoạt tài sản.
Toán rủ thêm Nguyễn Bá Tuấn và Hoàng Phong Phú cùng tham gia. Để thực hiện hành vi phạm tội, sau khi bàn bạc với Toán về phương thức, thủ đoạn, các điều kiện cần thiết, Khánh lên mạng xã hội Facebook đặt mua 3 giấy chứng minh CAND giả (trong giấy sử dụng hình ảnh thật của các đối tượng và tên giả), 2 còng số 8 và chìa khóa còng, thuê căn nhà trên đường Lý Nhân Tông, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ để làm địa điểm giữ người.
Để bài bản hơn, các đối tượng mua 1 bàn gỗ và lấy 1 ghế có sẵn trong nhà bố trí giống phòng làm việc của cơ quan công an và thuê 1 chiếc xe ô tô BKS 92A-069.xx để làm phương tiện gây án.
Sau khi chuẩn bị các điều kiện cần thiết, Khánh gọi Toán cùng Tuấn, Phú ra TP Đà Nẵng thuê trọ tại khách sạn trên đường Nguyễn Hữu Thọ. Tại đây, các đối tượng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Khánh đưa 2 còng số 8 cho Tuấn và Phú giữ, sau đó đưa 3 giấy chứng minh CAND giả cho Toán, Tuấn, Phú sử dụng.
Do biết anh T. là lái xe công nghệ (Khánh đã từng là khách đi xe của anh T. nên các đối tượng chọn anh này là đối tượng để gây án). Khánh đưa số điện thoại của anh T. cho Toán giả làm khách gọi xe đi từ Đà Nẵng về Duy Xuyên. Khi anh T. đến điểm hẹn, các đối tượng đã thực hiện hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cướp tài sản.
Sau khi cướp được 96 triệu đồng của anh T., các đối tượng chia nhau để tiêu xài và trả nợ.
Cơ quan Công an đã tiến hành thu giữ tang vật gồm 13,5 triệu đồng và một số đồ vật khác liên quan đến vụ án. Riêng 3 giấy chứng minh CAND giả, 2 còng số 8 và khóa còng, Khánh khai sau khi gây án đã thu hồi từ các đối tượng và xé, vứt trên đường để phi tang.
Hiện vụ việc đang được Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Đà Nẵng tiếp tục điều tra, mở rộng.