Sau hạn mặn nhà vườn phải cần quan tâm các yếu tố quan trọng như: Rửa mặn, phục hồi bộ rễ, hỗ trợ bộ lá phát triển, hoàn...
Sau hạn mặn nhà vườn phải cần quan tâm các yếu tố quan trọng như: Rửa mặn, phục hồi bộ rễ, hỗ trợ bộ lá phát triển, hoàn...
Đối tượng phải có giấy phép môi trường được quy định Căn cứ theo Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
– Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
– Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
– Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Các đơn vị tư vấn môi trương chuyên nghiệp thường đưa tiêu chí tuyển dụng nhân viên tư vấn môi trường bao gồm các kỹ năng và tố chất sau:
Các nhà máy muốn hoạt động thì đều phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và hệ thống xử lý nước thải sản xuất tùy thuộc vào tính chất của nhà máy (nếu có). Sau khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải và chất lượng nước thải ra đạt các Quy chuẩn hiện hành; thì Chủ đầu tư phải làm giấy phép môi trường
Công việc của đơn vị tư vấn môi trường là: tập hợp các tài liệu yêu cầu chủ đầu tư cung cấp --> viết hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép môi trường --> Nộp hồ sơ xin cấp phép môi trường tại cơ quan nhà nước tương ứng --> Đón tiếp cán bộ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ đến kiểm tra hiện trường --> Chỉnh sửa hồ sơ xin cấp phép môi trường --> Trả kết quả giải quyết hồ sơ xin giấy phép môi trường
– Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ hay tên gọi khác quan trắc môi trường: Công việc lập báo cáo giám sát môi trường diễn ra định kỳ tùy thuộc vào chủ đầu tư (điều này được quy định trong bản ĐTM – đánh giá tác động môi trường của dự án); có thể có tần xuất 3 tháng 1 lần hoặc 6 tháng một lần.
Công việc của đơn vị tư vấn môi trường là lấy mẫu nước thải, --> gửi đi trung tâm phân tích --> lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ (quan trắc môi trường) --> ký đóng dấu và nộp cho nhà máy.
– Lập sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Liên hệ ngay để nhận được 5% chiết khấu
Đơn vị tư vấn môi trường là người đưa ra dự đoán các tác động của dự án đến môi trường, đưa ra các biện pháp phòng tránh các nguy hại đến môi trường, do vậy đơn vị tư vấn môi trường thường bao gồm những người am hiểu rộng và có tâm và trách nhiệm với môi trường, vừa đảm bảo công việc của chủ dự án, vừa đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Liên hệ ngay để nhận được 5% chiết khấu
Các công việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục môi trường hoàn toàn bên chủ đầu tư có thể đi hoàn thiện được vậy tại sao chủ dự án lại phải thuê các công ty tư vấn môi trường?
– Thứ nhất: Công ty tư vấn môi trường quen làm các thủ tục và làm cho rất nhiều các chủ đầu tư do đó đường đi nước bước nắm được rất chi tiết và cụ thể --> thời gian hoàn thiện hồ sơ giấy tờ sẽ nhanh hơn là chủ đầu tư tự đi làm
– Thứ hai: Chủ đầu tư sẽ không am hiểu về các quy trình bảo vệ môi trường như: nguyên lý các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải sản xuất, hệ thống xử lý khí thải… do đó rất khó để hoàn thiện hồ sơ báo cáo và trả lời được các câu hỏi của Hội đồng phản biện.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường được quy định tại Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Bước 1: Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho cơ quan cấp giấy phép môi trường và thực hiện việc nộp phí thẩm định cấp giấy phép môi trường theo quy định.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm các giấy tờ sau:
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.
Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.
+ Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;
+ Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.
Bước 4: Cấp giấy phép môi trường
Theo khoản 4 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020, thời hạn cấp giấy phép môi trường bắt đầu tính từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ đã chỉnh sửa, được quy định như sau:
Lưu ý: Thời gian cấp giấy phép môi trường thực tế có thể kéo dài hoặc ngắn hơn thời gian được quy định trong một vài trường hợp.
Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường được quy định tại Điều 41 Luật bảo vệ môi trường 2020, thẩm quyền cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây:
– Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
– Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây:
– Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020;
– Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
– Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng còn lại không thuộc thẩm quyền của 3 cơ quan trên.
Liên hệ ngay để nhận được 5% chiết khấu