Những Địa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Những Địa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Cùng BestPrice khám phá mảnh đất Sài Thành cực kỳ thú vị qua 10 địa điểm du lịch thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng nhất mà bạn không nên bỏ qua nhé!

Cùng BestPrice khám phá mảnh đất Sài Thành cực kỳ thú vị qua 10 địa điểm du lịch thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng nhất mà bạn không nên bỏ qua nhé!

Khu du lịch văn hóa Suối Tiên

Khu du lịch văn hóa Suối Tiên là một trong những địa điểm vui chơi giải trí cuối tuần nổi tiếng của người dân TP.HCM và mọi du khách trong và ngoài nước. Đến đây, bạn sẽ được tận hưởng phong cảnh tự nhiên hữu tình: có suối chảy, có rừng cây, hồ cá… được bố trí xem kẽ, kết hợp hài hòa trong một tổng thể không gian xanh mát, rộng lớn.

Tại khu du lịch còn được đầu tư xây dựng một khu liên hợp vui chơi giải trí với những kiểu cách, kiến trúc, thể loại vui chơi được gắn lồng vào các hình ảnh lịch sử và truyền thuyết Việt Nam như: Lạc Long Quân – Âu Cơ, vua Hùng, sự tích trăm trứng, Sơn Tinh Thủy Tinh, chín tầng địa ngục, tứ linh Long – Lân – Quy – Phụng hội tụ, công viên giải trí dưới nước, đặc biệt là biển Tiên Đồng – biển nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài các công trình lịch sử, văn hóa, vui chơi, giải trí, tại khu du lịch văn hóa Suối Tiên còn nuôi nhiều loại thú quý, hiếm như: các loài thủy sinh, tinh tinh, hổ, gấu, đặc biệt là hồ nuôi cá sấu với gần 2.000 con nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách.

Vị trí: Khu du lịch văn hóa Suối Tiên nằm tại số 120 Xa lộ Hà Nội, phường Tân Phú, quận 9, TP HCM

Điện thoại: 083 896 4703 – 083 896 0260

Nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới, rừng ngập mặn Vàm Sát (thuộc huyện Cần Giờ – thành phố Hồ Chí Minh), cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60km về phía Đông Nam, là một quần thể động thực vật đa dạng, rất lý tưởng cho mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và nghỉ ngơi cho du khách.

Vàm Sát có hai địa điểm tham quan nổi tiếng: đầm dơi và sân chim. Sân chim có diện tích hơn 700 ha với hơn 10 ngàn con của hơn 20 loài, trong đó có nhiều loài chim quý như điên điển, cò trắng, cò đen, vạc, cồng cộc, nhạn biển, diệc, le nâu, bìm bịp, già đãy… Đặc biệt, loài giang sen (tên khoa học là mycteria leucocephala) thuộc loại quý hiếm, nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới cũng có tại đây. Từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, chim khắp nơi tìm về đây làm tổ ấp trứng, tạo nên một cảnh tượng thật huyên náo.

Trái hẳn với sự nhộn nhịp của sân chim, đầm dơi lại có không gian yên tĩnh. Với chiếc xuồng ba lá, phương tiện quen thuộc của người dân vùng sông nước Nam Bộ, người gác rừng sẽ đưa du khách qua các kênh rạch chằng chịt đi sâu, len lỏi vào những cánh rừng đước xanh tốt để quan sát từng bầy dơi nghệ móc ngược đôi chân, treo mình ngủ ngày một cách say sưa sau một đêm dài bay đi kiếm ăn ở các vườn cây ăn trái vùng lân cận. Thú tiêu khiển thú vị nhất ở đầm dơi chính là trò câu cua. Những con cua to, càng chắc nịch sẽ giúp cho bữa ăn trưa của du khách thú vị hơn.

Giá vé vào cửa: 35.000 VNĐ/người (cập nhật tháng 9/2014)[/su_tab]

Vị trí: Khu du lịch Vàm Sát thuộc Tiểu khu 15A, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

Bến Nhà Rồng hay bảo tàng Hồ Chí Minh, khởi đầu là một thương cảng lớn, nằm trên sông Sài Gòn. Tại đây ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã ra đi tìm đường cứu nước. Nhà Rồng được xây dựng vào năm 1863, nguyên là trụ sở công ty tàu biển Năm Sao của Pháp tại ngã ba sông Sài Gòn và sông Bến Nghé.

Tháng 9/1979, Nhà Rồng được dùng làm nơi trưng bày những hiện vật về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tháng 10/1995, nhà lưu niệm được đổi thành Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.

Toàn bộ kiến trúc xưa của tòa trụ sở thương cảng hầu như còn nguyên vẹn đến nay. Trên nóc toà nhà có gắn một đôi rồng lớn bằng đất nung, trám men xanh quay ra hai bên. Giữa đôi rồng là chiếc phù điêu mang hình “đầu ngựa và chiếc mỏ neo” thay thế cho trái châu. Đây là biểu tượng của công ty vận tải. Kiến trúc này là sự tiếp biến giữa kiến trúc truyền thống phương Đông và văn hoá phương Tây.

Tại đây hằng ngày đã tiếp hàng trăm lượt khách vào xem và tìm hiểu lịch sử Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Những kỷ vật đơn sơ giản dị cùng với nhiều tấm ảnh đều chứa đựng số phận lịch sử của Người khi bôn ba khắp các châu lục.

Mỗi khi nhắc đến Sài Gòn, thì nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế đều nhớ đến bến cảng Nhà Rồng. Thời gian cũng như dòng sông Sài Gòn kia không bao giờ ngừng chảy nhưng hình bóng Bác vẫn ngàn đời hiện hữu trên bến nước này dù chỉ còn là dấu tích của hơn 100 năm về trước. [/su_tab]

Vị trí: Bến Nhà Rồng nằm ở số 1, Nguyễn Tất Thành, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tên chính thức là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica), nằm tại trung tâm thành phố là một công trình kiến trúc độc đáo, thu hút nhiều du khách của thành phố Hồ Chí Minh, một chứng nhân lịch sử của thành phố.

Được xây dựng vào ngày 7/10/1877 và hoàn thành vào tháng 4/1880, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn do chính tay Giám mục Isodore Comlombert đặt viên gạch xây đầu tiên. Toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang.

Ban đầu nhà thờ có tên nhà thờ Nhà nước do người Pháp bỏ tiền ra xây dựng và quản lý. Năm 1959, tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng đá cẩm thạch trắng carrara của Ý được đặt ngay vườn hoa trước nhà thờ và tên gọi nhà thờ Đức Bà có từ đó.

Nhà thờ Đức Bà có chiều dài 91m, rộng 35,5m và vòm mái chính cao 21m. Bên cạnh nhiều điểm thú vị và tinh tế trong kiến trúc về tường, cửa kính, chuông, tượng Đức Mẹ… các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã.

Điểm nhấn của nhà thờ là bức tường được xây bằng gạch xuất xứ từ Marseille (Pháp), từ cuối thế kỷ 19 đến nay vẫn còn giữ nguyên màu sắc hồng tươi, không bám bụi rêu.

Ngày nay, nhà thờ Đức Bà không chỉ là địa chỉ văn hóa, kiến trúc tôn giáo đặc sắc của những tín đồ theo đạo mà còn là một điểm đến quen thuộc, một nốt trầm tĩnh tâm giữa chốn phồn hoa đô hội của du khách trong nước và quốc tế.

Vị trí: Nhà thờ Đức bà tọa lạc tại số 1 quảng trường Công xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Với hơn 60% diện tích là cây xanh – hoa cảnh và 20% diện tích mặt hồ, công viên Đầm Sen thật sự là một ốc đảo xanh giữa lòng thành phố, tạo nên một quần thể hài hòa giữa con người với thiên nhiên, một phong cách hiện đại nhưng đậm đà bản sắc dân tộc.

Công viên Đầm Sen là một trong những công viên lớn và hiện đại nhất cả nước. Kiến trúc nơi đây thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa hai nền văn hóa Đông – Tây. Những khu vườn mang đậm dáu ấn Đông phương: Vườn Nam Tú Thượng Uyển với các loại hoa, kiểng cổ, bonsai và một khu vườn lan rộng lớn tđất nước. Bên kia bờ hồ là quảng trường châu Âu được xây dựng theo kiến trúc phương Tây mang vẻ đẹpập trung nhiều chủng loại từ khắp mọi miền của thời La Mã.

Đầm Sen còn là ngôi nhà nhỏ cho các loài sinh vật sinh sống, với hơn 80 loài chim và 30 loài thú quí hiếm như: công, gà lôi, cò vạc, những con vẹt và két biết nói, trăn, hổ, báo, gấu, voi….

Với hệ thống vui chơi và cách quản lý khoa học của ban quan lý công viên, có lẽ đây là điểm vui chơi cuối tuần thích hợp với các gia đình ở thành phố mang tên Bác và các du khách thập phương mỗi khi đến nơi đây.

Giá vé tham quan (cập nhật tháng 10/2014)

Chơi các trò chơi bờ Đông, bờ Tây, xem xiếc, đoàn tàu cổ tích…mất 30.000 đồng/trò chơi

Vị trí: Công viên văn hóa Ðầm Sen nằm ở số 3, Hòa Bình, phường 3, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, giáp hai đường Lạc Long Quân và Hoà Bình.

Điện thoại: 083 963 2483 – 083 963 4963

Vườn cò Thủ Đức là điểm du lịch sinh thái yên tĩnh, trong lành bên cạnh một thành phố tấp nập.Vào mùa cao điểm từ tháng 9 đến tháng 4, nơi đây quy tụ đàn cò lên đến 2.000 con. Buổi chiều khi hoàng hôn đến, từng đàn cò lại rủ nhau lũ lượt bay về, xao động cả một góc trời. Nhìn hình ảnh cánh cò nổi bật trong ánh tà dương thật khó quên.

Bỏ sau lưng xa lộ Hà Nội đầy nắng, bụi, đường Võ Văn Ngân đông đúc người qua lại, rẽ vào con đường đất đỏ rộng thênh thang nằm xuyên qua những ruộng lúa ngút ngàn, bạn có thể ngắm nhìn cảnh vật tĩnh lặng của đồng quê với không khí trong lành, có sông nước mênh mông cùng những con đò nhỏ. Hấp dẫn nhất là hình ảnh những đàn cò trắng cứ mỗi buổi hoàng hôn lại kéo nhau về, hàng chục ngàn con tranh nhau tìm chỗ ngủ, kêu táo tác, đậu trắng vườn dừa.

Vị trí: Vườn cò Thủ Đức thuộc ấp Gò Công, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20km.

Khu du lịch Đảo Khỉ  – Cần Giờ đang là điểm đến lý tưởng cho những chuyến picnic dã ngoại trong ngày của các gia đình để tận hưởng thiên nhiên trong lành ở “lá phổi xanh” thành phố. Nằm trong khuôn viên rừng ngập mặn có diện tích rộng khoảng 2.100ha, khu du lịch chủ yếu là những cây đước, cây mắm. Chính sự đa dạng của quần thể động thực vật, Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Xung quanh đảo khỉ là những rừng đước, kênh rạch nhỏ với những chiếc cầu xinh xắn bắc ngang phục vụ du khách tham quan hoặc câu cá. Muốn trải nghiệm giây phút hồi hộp, mạo hiểm, du khách hãy ghé thăm “vương quốc” cá sấu với hàng trăm con hung dữ quẫy đuôi, ngoác mồm đe đọa.

Khách tham quan đừng quên ghé vào khu Bảo tàng Cần Giờ (nằm trong khu lâm viên). Tại đây, du khách sẽ tìm thấy hình ảnh của Bộ Chỉ huy miền Rừng Sác cùng những trận đánh của các chiến sĩ đặc công nổi tiếng một thời làm tiêu hao sinh lực Mỹ ngụy trên các tuyến sông Lòng Tàu, Soài Rạp…

Vị trí: Đảo khỉ Cần Giờ nằm trong khu du lịch Đảo Khỉ, đường vào Đảo Khỉ, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 50km về phía Nam.

Di tích địa đạo Củ Chi cách thành phố Hồ Chí Minh 70km về hướng Tây – Bắc là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất dài khoảng 200km gồm bệnh xá, phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc… và là khu di tích gắn liền với những chiến công vang dội của cha ông trong thời binh lửa khốc liệt.

Ngày nay, nơi đây đã trở thành một khu du lịch hấp dẫn với công trình tái hiện vùng giải phóng Củ Chi, địa đạo Bến Dược, đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược, địa đạo Bến Đình, rừng đặc trưng ba miền, hồ cảnh quan mô phỏng Biển Đông và khu dịch vụ vui chơi giải trí.

Hệ thống đường hầm địa đạo Củ Chi được đào từ thời kháng chiến chống Pháp (1948), lúc ấy mới chỉ có khoảng 17km. Sau năm 1960, hệ thống tiếp tục được củng cố, phát triển thêm tới trên 200km, gồm 3 tầng, tầng sâu nhất từ 8-10m. Ðường hầm sâu dưới đất từ 3-8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm sâu 15m, có nước trong vắt, là nơi cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo.

Địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới, đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Đất thép thành đồng”.

Vị trí: Địa đạo Củ Chi nằm ở âp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh

Nếu bạn thấy hay, chia sẻ ngay trên facebook nhé! →

Tôi là Mai Văn Việt, một người đam mê du lịch và chia sẻ kinh nghiệm, tôi muốn mang đến những câu chuyện chân thực, bí kíp hữu ích giúp bạn tự tin khám phá thế giới theo cách của riêng mình!