Thành lập công ty xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là triển khai kinh doanh hoạt động phân phối và các hoạt động liên quan đến phân phối hàng hòa giữa các thương nhân trong đó hàng hóa được chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại. Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu hiện nay được quy định như sau:
Thành lập công ty xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là triển khai kinh doanh hoạt động phân phối và các hoạt động liên quan đến phân phối hàng hòa giữa các thương nhân trong đó hàng hóa được chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại. Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu hiện nay được quy định như sau:
Để hoàn thành thủ tục thành lập công ty xuất khẩu để thực hiện hoạt động xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, doanh nghiệp cần đảm bảo những điều kiện kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu cũng như soạn thảo hồ sơ đăng ký và thành lập công ty. Vì vậy mà doanh nghiệp đã ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty xuất khẩu cho dịch vụ pháp lý.
Thời gian qua TLDN VN đã tư vấn thành lập công ty, thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu thành công cho rất nhiều đơn vị. Theo đó, chúng tôi sẽ tiếp nhận sự ủy quyền của doanh nghiệp và thực hiện đầy đủ các dịch vụ như sau:
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ thủ tục thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời rút ngắn thời gian để đem lại kết quả nhanh với chi phí thành lập công ty hợp lý cho doanh nghiệp.
Trên đây là chi tiết thủ tục thành lập công ty xuất khẩu mà doanh nghiệp nên tham khảo để thực hiện trình tự mở công ty xuất khẩu thành công. Nếu còn vướng mắc hoặc cần tư vấn thêm về những điều kiện kinh doanh xuất khẩu hay kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hãy liên hệ trực tiếp cho TLDN VN, để được hỗ trợ giải đáp cụ thể nhé!
– Công ty xuất khẩu trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký doanh nghiệp phải thực hiện góp đủ vốn theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp không góp đủ vốn theo cam kết thì cần làm thủ tục điều chỉnh, thay đổi vốn điều lệ của công ty.
– Doanh nghiệp có thể góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc Đồng Việt Nam.
Các điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu cụ thể:
- Thương nhân thành lập công ty xuất nhập khẩu là cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hợp tác xã phải và có đăng ký kinh doanh.
- Thương nhân thành lập công ty xuất nhập khẩu có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Hàng hóa xuất nhập khẩu mà công ty muốn đăng kí không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất nhập khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện tại phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp kèm theo trong hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp theo quy định khoản 1 Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
- Đối với các hàng hóa thuộc diện phải qua kiểm dịch, đảm bảo quy chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm thì phải thông qua sự kiểm tra và chấp thuận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi xuất nhập khẩu;
- Đối với trường hợp thành lập công ty xuất nhập khẩu, pháp luật không đặt ra điều kiện về mức vốn điều lệ tối thiểu để đảm bảo công ty được thành lập, chính vì vậy, số vốn để thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân thương nhân hoặc doanh nghiệp đó.
- Tuy nhiên, một số ngành nghề lại có quy định về vốn ký quỹ cũng như vốn pháp định (ví dụ bảo vệ, sản xuất phim, bảo hiểm…), thì mức tối tiểu phải đóng của vốn điều lệ phải bằng với hai loại vốn này theo đúng như quy định. Ngoài ra, vốn điều lệ của các công ty xuất nhập khẩu không bị ràng buộc với các loại vốn khác.
- Một số điều kiện khác như về tên công ty tuân thủ theo các nguyên tắc chung khi thành lập một công ty theo quy định tại các Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020. Đồng thời, doanh nghiệp nên tránh đặt tên cho công ty xuất nhập khẩu trùng vào các trường hợp sau:
+ Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam;
+ Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
+ Không sử dụng cụm từ trong các cơ quan đoàn thể của nhà nước để đặt tên cho công ty mình.
- Ngoài ra, đối với điều kiện về trụ sở công ty xuất nhập khẩu cũng phải tuân thủ theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 6 Luật Nhà ở 2014:
+ Trụ sở chính của công ty xuất nhập khẩu phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
+ Địa chỉ cần phải xác định rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương.
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT;
Khi mở công ty xuất khẩu cần lưu ý những gì? Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu ra sao? Đây luôn là vấn đề được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này, thì hãy tham khảo ngay những chia sẻ hữu ích trong bài viết sau.
Để có thể thành lập công ty xuất khẩu thì trước tiên bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
– Doanh nghiệp phải tiến hành chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp để có thể thực hiện hoạt động, dịch vụ xuất khẩu theo mục đích ban đầu. (Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).
– Trường hợp ngành nghề không yêu cầu điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể đi vào hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy phép kinh doanh. Còn nếu ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh thì phải đáp ứng đủ điều kiện cần thiết, xin giấy phép đầy đủ mới được đi vào hoạt động.
Để thành lập công ty xuất khẩu doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Doanh nghiệp được thành lập theo đúng quy định pháp luật
– Cam kết hoạt động kinh doanh theo quy định luật pháp Việt Nam, cùng với các điều ước quốc tế khi tham gia, phải phù hợp với tập quán thương mại quốc tế.
– Kinh doanh ngành nghề hàng hóa xuất nhập khẩu theo đúng danh mục ngành nghề kinh doanh đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp.
– Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp buôn bán, chuyên làm dịch vụ phải đáp ứng thêm điều kiện về vốn điều lệ khi thành lập công ty.
– Đối với các loại hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu thì chỉ cần làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan và đủ điều kiện thông quan là đủ điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu
– Trường hợp hàng hóa xuất khẩu có điều kiện thì cần xin giấy phép con đối với mặt hàng đó để đủ điều kiện xuất khẩu theo quy định.