TÀI ĐỨC – ĐƠN VỊ CHUYÊN THIẾT KẾ, THI CÔNG NHÀ TIỀN CHẾ
TÀI ĐỨC – ĐƠN VỊ CHUYÊN THIẾT KẾ, THI CÔNG NHÀ TIỀN CHẾ
Địa chỉ: Tầng 3 - số 91 Láng Hạ - Hà Nội VPĐD phía Nam: 8A-10A Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: 024.35146230 - 024.35144056 E-mail: [email protected]
BẢO HỘ NGÀNH THÉP TRONG NƯỚC: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM
Vị trí quan trọng của ngành thép trong nền kinh tế quốc dân
Ngành thép là ngành công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia. Nền Công nghiệp gang thép mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách chủ động, vững chắc. Sản phẩm thép là vật tư, nguyên liệu chủ yếu, là đầu vào tất yếu của nhiều ngành kinh tế quan trọng như ngành cơ khí, ngành xây dựng; nó có vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế nói chung. Đồng thời, đây còn là ngành sử dụng nhiều lao động và đóng góp nhiều vào ngân sách quốc gia. Đa số các nước thành công về phát triển kinh tế đều xác định ngành thép là ngành kinh tế mũi nhọn, hàng đầu và tập trung đầu tư cho nó phát triển. Một khi ngành này gặp khó khăn, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực do nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế của quốc gia đó, đồng thời ảnh hưởng đến đời sống của hàng ngàn, hàng vạn người lao động ngành này. Gần đây, đã chứng kiến những khó khăn của ngành công nghiệp quan trọng này tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ do họ không thể cạnh tranh với thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc. Năm 2015, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng thép (803,8 triệu tấn) chiếm một nửa sản lượng thép toàn thế giới, trong đó nước này đã xuất khẩu 111,6 triệu tấn thép ra nước ngoài. Thị trường chủ yếu là các nước ASEAN, Mỹ, EU… và đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp nội địa.
Tại EU, khi ngành công nghiệp thép gặp khó khăn thì hơn 20% lực lượng lao động trên tổng số khoảng 360.000 người lao động đã mất việc làm. Khi tập đoàn Tata Steel (Ấn Độ) tuyên bố bán các nhà máy tại Anh thì đời sống của 40.000 công nhân và các lao động liên quan cũng có thể bị ảnh hưởng. Tại Đức cũng không tránh khỏi tình trạng trên và đã dẫn đến cuộc biểu tình của 40.000 công nhân ngành này. Ngay cả ở Mỹ, thì trong một năm qua đã có hơn 12.000 lao động bị mất việc do các doanh nghiệp thép của nước này không cạnh tranh được với thép nhập ngoại và nguyên nhân được cho là do sự cạnh tranh không bình đẳng từ thép của Trung Quốc.
Đối với Việt Nam ngành thép cũng đang gặp khó khăn vì thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, thực tế ngành thép chiếm vị trí quan trọng trong kinh tế đất nước với việc mang lại việc làm cho nhiều lao động và đóng góp hàng tỷ USD cho ngân sách. Hiện nay, các tập đoàn lớn trong ngành thép trong nước như Hòa Phát, Hoa Sen, VNSteel, Pomina, Vinakyoei, Posco vẫn có thể có lãi nhưng mức lợi nhận và khả năng mở rộng thị trường là rất hạn chế. Còn các doanh nghiệp thép thuộc sở hữu Nhà nước thì tình hình còn khó khăn hơn. Công ty Gang thép Thái Nguyên (Tisco), sau khi được hỗ trợ 1.000 tỷ đồng thì vẫn đang rất chật vật với khoản lỗ lũy kế 135 tỷ và gánh nặng nợ vay hơn 6.000 tỷ, nhờ có thuế bảo hộ áp dụng từ ngày 22/3/2016, Tisco bắt đầu có lãi trở lại, mức lãi 52 tỷ đồng trong quý 1. Tổng công ty thép (VNSteel) mặc dù doanh số bán thép đứng đầu thị trường (23% thị phần) với doanh thu quý 1/2016 gần 4.400 tỷ nhưng cũng chỉ lãi chưa đầy 12 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lỗ 99 tỷ), với số lãi như vậy, nếu sản lượng thép bán hàng của VNSteel tiếp tục bị chèn ép bởi thép Trung Quốc thì hàng nghìn tỷ đồng đầu tư của Nhà Nước sẽ không mang lại hiệu quả.
Kinh nghiệm bảo hộ ngành thép của một số quốc gia
Khi xảy ra những khó khăn từ bên ngoài như sự cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu, các quốc gia thường tiến hành các hoạt động bảo hộ sản xuất trong nước với các hoạt động chủ yếu là xây dựng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan (hàng rào kỹ thuật trong thương mại). Tuy nhiên, thép là ngành mang tính đồng nhất cao nên sẽ rất khó để đưa ra các quy định về phi thuế quan như vẫn áp dụng với các sản phẩm khác, chẳng hạn như bao bì, mẫu mã hay bảo quản hoặc tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn…Vì vậy, biện pháp chủ yếu mà các quốc gia áp dụng là xây dựng hàng rào thuế quan và các giải pháp giúp thúc đẩy sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội địa.
Chính phủ Ấn Độ trong nỗ lực cứu trợ ngành thép trong nước cũng đã đưa ra nhiều giải pháp. Cục Thuế đã xác nhận mức thuế sẽ được áp dụng cho HRC rộng 2.100mm và dày 25mm được nhập khẩu dưới mức giá tham khảo quy chiếu 474 USD/tấn CFR Mumbai. Tương tự, thuế sơ bộ sẽ được thiết lập cho HRC, thép tấm và tấm mỏng có chiều rộng tới 4.950mm và độ dày 150mm, được nhập khẩu dưới mức giá 557 USD/tấn CFR Mumbai. Mức thuế áp dụng sẽ tương đương với chênh lệch giữa giá CFR Mumbai với giá tham khảo quy chiếu. Thuế sơ bộ cũng có thể áp dụng cho các sản phẩm cán nóng chuyên dụng từ bất kỳ nước nào khác vận chuyển thông qua các nước xuất khẩu này. Thông báo nêu tên các nhà sản xuất như Posco và Hyundai Steel (Hàn Quốc), NSSMC và JFE Steel (Trung Quốc), Angang Steel, Zhangjiang Group và Wuyang Iron & Steel Co (Trung Quốc) cũng có tên trong danh sách này.
Tại Mỹ, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) đã ra phán quyết rằng ngành công nghiệp thép nước này bị “tổn hại nghiêm trọng” do các sản phẩm thép cuộn lạnh của Trung Quốc, do đó Chính phủ Mỹ sẽ áp đặt các mức thuế nghiêm ngặt đối với những sản phẩm này. Theo quyết định cuối cùng của Phòng Thương mại Mỹ đưa ra hồi tháng 5/2016, đối với sản phẩm thép Trung Quốc, thuế chống bán phá giá là 265,79% trong khi mức thuế chống trợ giá là 256,44%, như vậy tổng mức thuế là hơn 522% tức là hơn 5 lần. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất thép lớn của Mỹ đã đơn phương gửi những hồ sơ lên Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC) nhằm kêu gọi việc cấm cửa hoàn toàn các sản phẩm thép nhập khẩu của Trung Quốc Bên cạnh Trung Quốc, Mỹ cũng áp thuế chống bán phá giá 71% với thép cán nguội của Nhật Bản.
Các nước EU cũng có nhiều giải pháp để đối phó với vấn đề này, trong cuộc họp ngày ngày 13/4/2016, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Junker đã phát biểu rằng “Mặc dù thừa nhận ngành công nghiệp thép của châu Âu đang tồn tại nhiều vấn đề, nhưng với lượng lao động hơn 360.000 người, đây vẫn là ngành công nghiệp công nghệ cao cần được đầu tư và bảo vệ”. Sau lời phát biểu này, EU cũng như các quốc gia thành viên đã đưa ra nhiều giải pháp thông qua con đường ngoại giao để giảm nhập khẩu thép từ Trung Quốc, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước và đặc biệt là sử dụng chính sách thuế. Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker tuyên bố tại Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc – Liên minh châu Âu trong tháng 7/2016 ở Bắc Kinh rằng sẽ mạnh mẽ bảo vệ ngành công nghiệp thép của châu Âu. Theo Ông, cuộc tranh cãi giữa hai phía về vấn đề sản phẩm thép của Trung Quốc sẽ định hình cho quyết định có công nhận nền kinh tế của Trung Quốc là kinh tế thị trường hay không. Ngày 29/7, Liên minh châu Âu thông báo đã định mức thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép thanh của Trung Quốc, cao hơn mức được đề nghị ban đầu; Quyết định được đưa ra sau khi tiến hành điều tra theo yêu cầu của Hiệp hội Sản xuất Thép châu Âu (Eurofer).
Anh cũng đã có những bước đi của riêng mình nhằm cứu ngành thép trong nước: Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về cuộc khủng hoảng thừa trong ngành thép, đồng thời đề nghị phía Trung Quốc tăng cường nỗ lực nhằm giảm sản lượng. Song song với đó, Chính phủ Anh đã thực hiện nhiều giải pháp cụ thể. Trước tiên, Chính phủ ưu tiên cho việc hỗ trợ các nhà sản xuất thép trong nước thông qua việc đưa ra thông báo ngày 3/4/2016 về các dự án xây dựng công sẽ được khuyến khích sử dụng thép do trong nước sản xuất. Chính phủ Vương quốc Anh cho biết các quy định mới sẽ tạo ra một sân chơi công bằng và giúp các nhà sản xuất thép của nước này cạnh tranh được với các đối thủ nước ngoài. Đồng thời là tăng mạnh thuế chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc theo lời kêu gọi của các tập đoàn và nhà sản xuất thép châu Âu.
Thổ Nhĩ Kỳ đã ra quyết định áp thuế chống bán phá giá 25,27% cho các sản phẩm ống hàn thép không gỉ của Trung Quốc, đồng thời cũng đã quyết định áp thuế chống bán phá giá 25,27% đối với tất cả ống hàn thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia, ngoại trừ 3 công ty thép Việt Nam và 1 công ty Malaysia.
Ngày 18/3/2016, Bộ kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ thông báo quyết định cuối cùng về điều tra ống hàn thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia sau khi nghi ngờ né tránh thuế chống bán phá giá đối với xuất khẩu của họ. Bị rơi vào tình trạng trên vì một số doanh nghiệp thép của Việt Nam (trừ 3 công ty trên) đã không hợp tác tích cực với phía Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trong việc điều tra về việc các công ty Trung Quốc lách thuế bằng cách bán cho trung gian Việt Nam trước khi nhập khẩu vào nước này.
Tại Hàn Quốc, vào những năm thập niên 1960, khi công nghiệp thép nước này còn non trẻ, thép sử dụng trong nước chủ yếu đều do nhập từ nước ngoài, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành nhiều cải cách quan trọng nhằm đưa quốc gia này từ chỗ không phải nhập khẩu mà còn trở thành nước xuất khẩu thép lớn của khu vực. Để có được điều này là do Chính phủ Hàn Quốc đã tận dụng được khoa học, công nghệ hiện đại từ các doanh nghiệp Nhật Bản qua quá trình chuyển giao công nghệ và hợp tác kinh doanh đồng thời nước này cũng luôn xác định khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế mũi nhọn để phát triển ngành này. POSCO, một tập đoàn lớn về thép của thế giới cũng ra đời trong thời gian này nhờ được sự hỗ trợ và tạo điều kiện của Chính phủ Hàn Quốc.
Năm 2015, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 7 thế giới và đứng thứ nhất trong khối Đông Nam Á về nhập khẩu thép (16,3 triệu tấn); chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm 2016 thì lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam lên tới 6,2 triệu tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 2,3 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến gần 3,7 triệu tấn, trị giá 1,26 tỷ USD, chiếm 59,72% tổng lượng thép nhập khẩu. Theo Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam, việc nhập khẩu một lượng lớn phôi thép và thép dài từ nước ngoài vào Việt Nam nếu không được xem xét kịp thời sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của các cơ sở sản xuất phôi thép cũng như thép xây dựng nói riêng và cả ngành công nghiệp thép trong nước nói chung. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam vẫn cần có giải pháp cụ thể đối để hạn chế thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Qua quá trình nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số nước thì Việt Nam nên:
Thứ nhất, là áp thuế suất cho các sản phẩm thép phôi và thép thành phẩm nhập khẩu, các nhà kinh doanh thép đã kiến nghị với Bộ Công thương mức thuế 45% với sản phẩm phôi thép nhập khẩu và 33% đối với sản phẩm thép dài sản xuất từ phôi thép nhập khẩu, trong khi mức thuế trước đó với hai mặt hàng này lần lượt chỉ là 9% và 20%. Đây là biện pháp giống với hầu hết các nước đã thực hiện để bảo vệ ngành thép của mình, tuy nhiên một số doanh nghiệp sản xuất thép sử dụng phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc thì cho rằng nếu làm như vậy sẽ đẩy giá thành sản xuất lên cao và gây khó khăn cho chính bản thân họ, do vậy chỉ nên đánh thuế với các sản phẩm thép dài. Thực tế thì trong kiến nghị của các doanh nghiệp Châu Âu và Mỹ họ cũng yêu cầu đánh thuế cao với thép thành phẩm chứ không đánh thuế với thép phôi nguyên liệu.
Thứ hai, cần dựa vào các doanh nghiệp tư nhân để tạo đà cho sự phát triển. Hiện nay, cũng giống như nhiều ngành khác các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành thép vẫn được ưu tiên về vốn, thuế và các cơ chế đãi ngộ khác trong các doanh nghiệp tư nhân thì lại không có được những ưu đãi này và chậm chí còn bị đánh giá là đầu tư tràn lan. Nhưng thực tế lại cho thấy kết quả trái ngược, trong khi các doanh nghiệp Nhà nước thường xuyên báo lỗ và kêu gọi cứu trợ (mới đây Tisco đã nhận được gói cứu trợ lên đến 1.000 tỷ đồng) trong khi những dấu hiệu tích cực lại đến từ doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp FDI và liên doanh trong đó phải kể đến các tập đoàn như Hòa Phát, Hoa Sen, liên doanh thép Việt Ý, thép Vinakoyei... Rõ ràng, chúng ta cần xem xét chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển và tạo đà cho sự phát triển chung của ngành.
Thứ ba, nên lựa chọn công nghệ hiện đại để giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng và khả năng cạnh tranh của ngành. Hiện nay, vốn và công nghệ của ngành chủ yếu là từ Trung Quốc, trong khi xét về logic thì thép Việt Nam và thép Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh vì vậy thật khó để có thể tin tưởng vào việc Việt Nam có thể nhận được công nghệ tốt nhất từ “đối thủ của mình”. Lựa chọn công nghệ tiên tiến có thể có chi phí ban đầu cao hơn nhưng lâu dài làm giảm chi phí thường xuyên và tăng chất lượng sản phẩm – đây là điều đang còn thiếu với các doanh nghiệp thép Việt.
Thứ tư, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tiêu thụ cho các doanh nghiệp nội địa: ưu tiên sử dụng thép trong nước cho những công trình công hoặc hỗ trợ họ về thông tin cũng như hợp tác quốc tế để tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm theo hướng xuất khẩu. Nếu việc này được thực hiện, có thể đẩy nhanh hoạt động tiêu thụ cũng như tăng quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Với những sự năng động, sáng tạo và nỗ lực của doanh nghiệp cộng với các hoạt động hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước, ngành thép của Việt Nam sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai.
Nguồn: Tạp chí thị trường giá cả.
Ngày cập nhật cuối cùng: 2023-12-06
Đội ngũ QSB Steel đã thực hiện hơn 1000 công trình kết cấu thép trải dài xuyên suốt các khu vực Đông Nam Á và những kết cấu thép phức tạp khác theo kiến trúc nghệ thuật.
Tấm lợp mái: tấm tráng kẽm, có khả năng siêu chống ăn mòn và tuổi thọ cao Tấm tường: tấm thép mạ hợp kim Kẽm- Alume được sơn sẵn, không chỉ chống ăn mòn tốt mà còn trang trí tốt.
Những kiểu khung thép là kiểu chuẩn, mọi sự thay đổi đều được đội ngũ phòng thiết kế của QSB xem xét hiệu chuẩn cho phù hợp với theo yêu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng đúng yêu cầu sử dụng và hiệu quả đầu tư khách hàng.
Nhà thép tiền chế (Pre-Engineered Buildings) còn gọi là nhà tiền chế hay nhà khung thép tiền chế là loại nhà được xây dựng từ 3 thành phần liên kết với nhau gồm: - Cấu kiện chính: cột, kèo, giằng,… - Cấu kiện phụ: xà gồ C hoặc Z, thanh chống đỉnh tường, dầm tường,… - Tấm lợp mái và tường: tôn mái, tôn vách,…
Ngoại ngữ nào cũng vậy, khi đã nắm được phương pháp thì bạn hoàn toàn có thể làm chủ được. Tuyển tập các sách học từ vựng tiếng Đức dành cho người mới bắt đầu.
Giáo trình Erkundung C1 – Giáo Trình Tiếng ĐứcLink 1Chọn bộ tải về:Part 1Part 2Part 3
Download Menschen A1-B1 – Giáo trình học tiếng Đức
Menschen. B1-1 Arbeitsbuchfrown emoticon don`t have it unfortunately
Menschen. B1-2 Arbeitsbuchfrown emoticon don`t have it unfortunately
Delfin. Lehrwerk für Deutsch als Fremdsprache A1-B1
Download Giáo trình DaF kompakt A1-B1
Klett 2011-2012Lehrbuch, Übungsbuch, Grammatik und Audio-CDs
Das neue Anfängerlehrwerk für Erwachsene führt in einem Band von A1 bis B1. Neben der1-bändigen Ausgabe ist auch eine 3-bändige Ausgabe erhältlich.
DaF kompakt richtet sich an Lernende, die bereits eine Fremdsprache gelernt haben, und eignet sich besonders für Lernende, die Deutsch für das Studium oder den Beruf benötigen und schnell das Niveau B1 erreichen möchten.
Kompakt aufbereitetFührt in ca. 450 Unterrichtsstunden zu B1Sorgfältige Auswahl der wesentlichen Inhalte der Niveaustufen A1-B1Die steile Progression führt zu schnellen LernerfolgenIst ideal für intensive Kurse, z.B. an Universitäten oder Goethe-Instituten
Mit BegeisterungIn den abgeschlossenen Lektionsgeschichten können sich die Lernenden wiederfindenBereitet auf reale Alltagssituationen und -kommunikation vorEnthält Themen aus D-A-CH-LThematisiert kulturelle UnterschiedeProjektaufgaben im Arbeitsbuch fördern die Aktivität der Lernenden
Für den Erfolg Ihrer LernendenSetzt alle Kannbeschreibungen des Gemeinsamen europäischen Referenzrahmens umDer klare Aufbau ermöglicht effektives Lehren und LernenEnthält ein intensives PhonetikprogrammErmöglicht den Lernenden von Beginn an das Schreiben von TextenBereitet auf die Prüfungen Start Deutsch 1, Start Deutsch 2 und Zertifikat Deutsch vor
Giáo trình Themen Neu 1 – Tài Liệu Tiếng Đức A1Đây là một giáo trình được đánh giá là khó, và được Hanu cách đây vài năm đã sử dụng làm giáo trình chính thức trước khi thay thế bằng Schritte. Giáo trình này hiện vẫn được nhiều trung tâm sử dụng.Link sách học:Phần 1Phần 2Audio :Phần 1 Phần 2
(i). Đối với khách hàng từ 18 tuổi trở lên là du học sinh/du học nghề:
▪ Bản gốc hộ chiếu (còn hiệu lực tối thiểu 06 tháng);
▪ Giấy đề nghị mở tài khoản khóa theo quy định của VietinBank;
▪ Giấy tờ chứng minh Khách hàng được tham gia khóa học tại Đức (giấy báo nhập học; giấy chứng nhận đăng ký khóa học, giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ du học ,...).
(ii). Đối với khách hàng từ 18 tuổi trở lên xin visa với mục đích lưu trú khác (thăm thân, đoàn tụ, định cư…):
▪ Bản gốc hộ chiếu (còn hiệu lực tối thiểu 06 tháng);
▪ Giấy đề nghị mở tài khoản khóa theo quy định VietinBank;
▪ Giấy tờ xác nhận mục đích xin VISA lưu trú tại Đức.
(iii) Đối với khách hàng dưới 18 tuổi (bắt buộc phải có người giám hộ)
Ngoài các giấy tờ nêu tại mục (i) hoặc (ii) cần bổ sung các giấy tờ sau:
▪ Bản sao giấy khai sinh và bản dịch được công chứng sang tiếng Anh hoặc tiếng Đức;
Bản gốc hộ chiếu của người giám hộ.