Ưu Đãi Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp 2022

Ưu Đãi Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp 2022

4. Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư xác định ưu đãi như sau:

4. Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư xác định ưu đãi như sau:

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ (Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh): Cân nhắc giảm mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp phổ thông

Góp ý về cơ sở thường trú trong các hoạt động kinh doanh dựa trên thương mại điện tử tại khoản 2 Điều 2 của dự thảo luật, tôi thấy dự thảo luật vẫn giữ khái niệm cơ sở thường trú hiện hành tại khoản 2 Điều 2 về người nộp thuế, trong khi đó nội dung tại báo cáo thuyết minh dự án luật đã thể hiện các hoạt động kinh doanh thông qua thương mại điện tử và các nền tảng số xuyên biên giới đang có sự bất cập về khái niệm cơ sở thường trú đang được quy định tại luật hiện hành và các hiệp định thuế. Bởi chưa đáp ứng được thực tế của loại hình kinh doanh sử dụng cơ sở thường trú ảo, không có địa chỉ liên lạc thật trên thực tế.

Như vậy, việc vẫn giữ nguyên vấn đề vướng mắc, bất cập liên quan đến nội dung về cơ sở thường trú, mà không có sự chỉnh sửa cho phù hợp khiến vướng mắc trên chưa được giải quyết trong dự thảo luật lần này.

Ngoài ra, dự thảo luật cũng bổ sung quy định thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, bao gồm cả các thu nhập từ kinh doanh thương mại điện tử kinh doanh trên nền tảng số không phụ thuộc vào địa điểm kinh doanh. Điều này làm cho nội dung quy định trở nên mâu thuẫn, khó thực hiện khi vừa không có cơ sở thường trú tại Việt Nam đồng thời không phụ thuộc vào địa điểm kinh doanh. Vì vậy, tôi đề xuất cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát kiểm tra kỹ lại nội dung trên và có chỉnh sửa để kịp thời giải quyết các vướng mắc bất cập.

Vấn đề thứ hai, về mức thuế thu nhập doanh nghiệp tại Điều 10 của dự thảo luật vẫn giữ nguyên mức thuế suất doanh nghiệp phổ thông là 20%. Tôi cho rằng, mức thuế suất chung là 20% vẫn còn cao so với các nước trong khu vực ASEAN. Để khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp nói chung, nên cân nhắc giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông xuống khoảng 19%, tạo điều kiện môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển, phục hồi sau giai đoạn hậu dịch COVID-19.

Về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế tại khoản 2 Điều 9 dự thảo luật, theo tôi, nếu bổ sung thêm quy định như dự thảo luật có thể gây khó khăn, bức xúc cho doanh nghiệp. Bởi hiện nay không hiếm gặp các trường hợp doanh nghiệp bỏ rất nhiều chi phí đầu tư vào các dự án kinh doanh, nhưng vì lý do khách quan, sự kiện bất khả kháng, mà dự án không sinh lời như kế hoạch đã đặt ra trước đó.

Điều này là rất là bất hợp lý và ảnh hưởng tiêu cực đến động lực đầu tư của doanh nghiệp khi họ vừa phải gánh chịu rủi ro không có doanh thu và vừa gánh rủi ro có thể không được khấu trừ thuế khi đầu tư dự án. Vì vậy, tôi đề nghị bổ sung quy định về các trường hợp khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm bớt rủi ro khi đầu tư dự án./.

Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh): Tăng ngưỡng doanh thu áp dụng thuế suất 15% và 17%

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung mức thuế suất ưu đãi 15 và 17% áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Cụ thể, thuế suất 15% đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 3 tỷ đồng, thuế suất 17% đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trên 3 tỷ đồng đến không quá 50 tỷ đồng.

Chính sách này là một bước đi tích cực nhằm hỗ trợ nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập, cần xem xét khả năng hiệu quả và tính khả thi như sau: Điểm tích cực là sẽ giảm gánh nặng, giúp các doanh nghiệp này cải thiện dòng tiền, duy trì hoạt động và mở rộng khả năng sản xuất, kinh doanh, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đặc biệt là ở khu vực nông thôn hoặc vùng khó khăn, mức thuế thấp hơn giúp doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp nước ngoài có quy mô lớn.

Luật Thuế hiện tại chưa có quy định riêng cho báo chí, dẫn đến việc áp dụng mức thuế suất như doanh nghiệp thông thường mà không xét đến vai trò đặc biệt của báo chí trong chính trị và xã hội.

Nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm phần lớn tổng doanh nghiệp tại Việt Nam và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế cũng như giải quyết việc làm. Việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi có thể thúc đẩy phát triển nhóm doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, đối diện áp dụng chính sách này cũng có một số bất cập như: Ngưỡng 3 tỷ đồng thuế suất 15% là quá thấp so với thực tế kinh doanh của nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ, đặc biệt ở các lĩnh vực như dịch vụ thương mại hoặc các ngành có chi phí cao. Điều này hạn chế số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện, khoảng cách giữa ngưỡng doanh thu 3 tỷ đồng và 50 tỷ đồng có sự chênh lệch lớn về quy mô giữa 2 nhóm nhưng chỉ chênh lệch 2% thuế sức, tạo cảm giác bất bình đẳng.

Bên cạnh đó dự thảo luật sử dụng tiêu chí doanh thu trong khi các yếu tố khác như lao động và tổng tài sản cũng cần được xem xét để phân loại doanh nghiệp; doanh nghiệp có thể chia nhỏ doanh thu để hưởng thuế suất thấp hơn. Điều này làm giảm hiệu quả quản lý thuế và gây thất thu ngân sách; việc áp dụng mức thuế thấp hơn có thể gây giảm thu ngân sách, đặc biệt khi nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm số lượng lớn trong nền kinh tế; các doanh nghiệp trong ngưỡng doanh thu gần 3 tỷ đồng hoặc 50 tỷ đồng có thể tránh tăng trưởng để không phải chịu thuế suất cao hơn, kìm hãm sự phát triển dài hạn.

Tôi đề nghị tăng ngưỡng doanh thu áp dụng thuế suất 15% từ 3 tỷ đồng lên 5 tỷ đồng để phù hợp hơn với thực tế hoạt động của doanh nghiệp siêu nhỏ. Tăng ngưỡng doanh thu áp dụng thuế 17% từ 50 tỷ đồng lên 70 tỷ đồng để bao quát thêm các doanh nghiệp nhỏ có tiềm năng phát triển; sử dụng thêm các tiêu chí như số lao động, vốn đăng ký hoặc tổng tài sản để phân loại doanh nghiệp thay vì chỉ dựa vào doanh thu.

Bên cạnh đó, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tránh tình trạng doanh nghiệp chia tách hoặc chuyển giá nhằm lách luật, có thể kết hợp thanh tra, giám sát từ cơ quan thuế; áp dụng lộ trình tăng dần mức thuế suất khi doanh nghiệp vượt ngưỡng doanh thu, ví dụ từ 15% lên 16% hoặc từ 17% lên 18% thay vì tăng đột ngột lên 20%. Điều này tránh tạo áp lực lớn khi doanh nghiệp mở rộng quy mô; áp dụng mức thuế suất ưu đãi riêng thấp hơn 15% hoặc 17% cho các doanh nghiệp nhỏ trong các lĩnh vực công nghệ nông nghiệp hoặc năng lượng tái tạo nhằm thúc đẩy đổi mới và phát triển bền vững.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội): Cần miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tư hoạt động phi lợi nhuận

Theo quy định hiện hành, các tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công để thúc đẩy việc xã hội hóa nhưng không phải đơn vị công lập, ví dụ như bệnh viên tư, trường học dân lập được hưởng mức ưu đãi cao nhất là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần để lại không chia. Đại biểu Hoàng Văn Cường cơ bản đồng tình với quan điểm này. Bởi đây là chính sách để chúng ta khuyến khích, phát triển các đơn vị giáo dục ngoài công lập nhưng phát triển vì mục đích phi lợi nhuận, do đó tiền đóng học phí, viện phí của người bệnh cho các tổ chức này không nhằm mục tiêu lợi nhuận hay chia lợi nhuận cho các cổ đông mà mục tiêu chính là để đầu tư, phát triển cơ sở vật chất, phục vụ chính cho người bệnh.

Theo tôi đây là hướng khuyến khích phát triển, rất cần thiết phải đưa vào trong Luật là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tư và dịch vụ tư mà hoạt động phi lợi nhuận.

Đồng thời các đơn vị sự nghiệp công hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục phải coi là đơn vị phi lợi nhuận và phải được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tuy nhiên trong quy định hiện hành, chúng ta chỉ miễn thuế đối với các dịch vụ cơ bản, thiết yếu mà sử dụng ngân sách nhà nước hoặc những đơn vị sự nghiệp được Nhà nước hỗ trợ, đảm bảo kinh phí hoạt động. Như vậy, những đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay đang thực hiện cơ chế tự chủ, tức là tự xác định mức thu, tự đảm bảo thu - chi trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ, không sử dụng ngân sách nhà nước thì lại thuộc vào đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là một điều không phù hợp.

Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét để đảm bảo yếu tố về dịch vụ y tế, giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu để đáp ứng yêu cầu xã hội, không nên đưa yếu tố thuế vào đây, trừ trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập này không phải phục vụ hoạt động công thông thường mà thực hiện liên doanh, liên kết để thu lợi nhuận. Khi liên doanh, liên kết thì chúng ta có thể thu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đối với các nhiệm vụ khoa học và nghiên cứu chuyển giao công nghệ, thực tế những hợp đồng nghiên cứu hiện nay không sử dụng ngân sách nhà nước nhưng vẫn là đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và cũng sẽ tính theo phương thức là tính khoán và các hợp đồng nghiên cứu khoa học phải chịu 5% thuế thu nhập. Do đó, tôi đề nghị đối với các nhà khoa học phải tích cực vận động bên ngoài, tìm các nguồn để đầu tư nghiên cứu khoa học, công nghệ là đối tượng cần được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.