Xuất Khẩu Gạo Sang Eu Năm 2022 Là Ai Sản Xuất Youtube

Xuất Khẩu Gạo Sang Eu Năm 2022 Là Ai Sản Xuất Youtube

Tận dụng tốt những ưu đãi của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), xuất khẩu gạo sang EU tăng rất mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá xuất khẩu.

Tận dụng tốt những ưu đãi của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), xuất khẩu gạo sang EU tăng rất mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá xuất khẩu.

Tận dụng ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), các doanh nghiệp Việt đã đẩy mạnh xuất khẩu nhiều loại gạo thơm, gạo chất lượng cao sang thị trường EU, mang lại kết quả tích cực cả về doanh thu và thị phần.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong quý I/2024, Việt Nam đã xuất khẩu vào thị trường EU gần 46.000 tấn gạo, kim ngạch đạt 41,4 triệu USD, tăng đến gần 118% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, thị trường Pháp tăng đột biến với 18.200 tấn tương đương giá trị 19,1 triệu USD, tăng gần 180 lần so với cùng kỳ.

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023 do Bộ Công Thương công bố mới đây cho thấy, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 8,13 triệu tấn, trị giá đạt 4,7 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về kim ngạch so với năm 2022.

Châu Á tiếp tục là khu vực thị trường xuất khẩu lớn nhất trong năm 2023, đạt 6,1 triệu tấn, chiếm 75% tổng lượng xuất khẩu, tăng 22,8% so với năm 2022; tiếp đến là châu Phi với kim ngạch đạt gần 1,34 triệu tấn, chiếm 16,5% tổng lượng gạo xuất khẩu, tăng gần 7,2%. Trong khi đó thị trường châu Âu tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam (khoảng 1,6%) nhưng vẫn đạt gần 133.000 tấn; trong đó, khối EU đạt 109.000 tấn, tăng 15,4% tương đương 14.500 tấn so với năm 2022.

Năm 2023, xuất khẩu gạo sang khối thị trường EU đạt gần 104.000 tấn (cao hơn con số hạn ngạch là 80.000 tấn/năm) với giá trị thu về 71,7 triệu USD.

Việt Nam đã được xuất khẩu gạo tới 26/27 quốc gia thành viên trong khối EU. Đứng đầu là Đức với khối lượng đạt 23.328 tấn, chiếm 22,4% thị phần; tiếp theo là Ba Lan với 14.726 tấn, chiếm 14,2% thị phần…

Bộ Công Thương đánh giá, sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo vào thị trường EU là nhờ các doanh nghiệp đã và đang tận dụng các cơ hội từ EVFTA. Nhiều doanh nghiệp đã có doanh thu tốt nhờ phát triển thị trường xuất khẩu sang EU. So với các nước xuất khẩu gạo khác như Ấn Độ và Thái Lan, Việt Nam là nước có thể cạnh tranh lớn nhất ở các thị trường EU, nhờ việc đã ký kết EVFTA.

Đơn cử như Tập đoàn Lộc Trời, năm 2023, doanh nghiệp này đã xuất khẩu sang EU 20.263 tấn gạo, đạt giá trị trên 12 triệu USD. Hết quý I/2024, công ty đã xuất khẩu sang châu Âu đạt gần 2.700 tấn gạo, trị giá gần 2 triệu USD.

Theo cam kết từ EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU mỗi năm. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 – 5 năm. Điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU. Hiện, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 8 trong số các thị trường ngoại khối cung cấp gạo cho EU.

Mở rộng danh mục xuất khẩu gạo thơm vào EU

Trong khuôn khổ thực thi EVFTA đang triển khai, hiện nay có 9 giống gạo thơm của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU, bao gồm: Jasmine85, ST5, ST20, Nàng Hoa 9, VĐ20, RVT, OM4900, OM5451 và Tài Nguyên Chợ Đào. Danh mục này được xây dựng từ trước 2015 (khi kết thúc đàm phán EVFTA).

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện hiệp định, Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU với mức thuế là 0% theo hạn ngạch để phù hợp với thực tế xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay. Việc đàm phán điều chỉnh bổ sung danh mục gạo thơm đang được Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp cùng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) làm việc với phía EU.

Mức tiêu thụ hàng năm bình quân đầu người ở EU khoảng 6 kg, trong khi đó mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người trên toàn cầu vào khoảng 54 kg/người. Các chuyên gia nhận định, EU là thị trường còn nhiều dư địa để tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam bởi hàng năm tổng nhu cầu nhập khẩu gạo của EU đạt khoảng 3 – 4 triệu tấn (theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu Eurostat), trong khi lượng xuất khẩu của Việt Nam sang EU mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ.

Tuy nhiên, thị trường này có nhiều tiêu chuẩn khắt khe và khó tính, nhất là các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón, tiêu chuẩn xã hội; gạo không dùng chất tạo màu, tạo mùi, bảo quản, tẩy trắng… Đáng chú ý, những tiêu chuẩn này thường xuyên được cập nhật theo hướng ngày càng nâng cao và khắt khe hơn.

Cảnh báo tới các doanh nghiệp, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) Tạ Hoàng Linh khuyến nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu phải theo dõi chặt chẽ và nắm bắt các thông tin, chính sách, quy định của thị trường. Đây được coi là rào cản lớn với xuất khẩu gạo của Việt Nam do phải tốn thêm nhiều chi phí cho việc tuân thủ, đáp ứng các tiêu chuẩn dẫn đến giảm sức cạnh tranh.

“EU là thị trường đặc biệt cao cấp, có thể chấp nhận nhập khẩu gạo có phẩm cấp cao với giá lên đến 2.000 USD/tấn, nhưng bù lại, họ yêu cầu về chất lượng, vấn đề an toàn thực phẩm rất cao. Do đó, doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của EU mới đạt được các hợp đồng bán gạo có giá trị cao và trong thời gian dài” – ông Tạ Hoàng Linh lưu ý.

EU là thị trường xuất khẩu hạt điều đứng thứ hai của Việt Nam năm 2021, đạt hơn 800 triệu USD. Năm 2022 thị trường này được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tiếp và đạt 900 triệu USD giá trị xuất khẩu.

Năm 2021 là một năm thành công của ngành điều Việt Nam khi xuất khẩu điều đạt 3,7 tỷ USD. Trong đó thị trường Liên minh châu Âu (EU) chiếm 22% trong tổng giá trị toàn ngành và chiếm 23% về lượng xuất khẩu điều. Theo ước tính, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường EU đạt 135 nghìn tấn, tăng 16,5% về lượng và 7,9% về trị giá so với năm 2020.

Về cơ cấu thị trường, ngành điều Việt Nam xuất khẩu sang 23 thị trường thành viên EU. Trong đó, Đức và Hà Lan là 2 thị trường được ngành điều khai thác tốt. Ngoài ra, xuất khẩu điều còn tập trung tại các nước như Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan.

Đáng chú ý, thị phần xuất khẩu điều sang Phần Lan của Việt Nam đã tăng 625,7% về lượng và 629,6% về trị giá. Đây được coi là tín hiệu khả quan trong việc tiếp cận sâu vào các thị trường nhỏ thuộc EU.

Theo Bộ Công Thương, mức tăng trưởng khả quan tại EU năm 2021 một phần là nhờ nhu cầu hạt điều vào dịp cuối năm đạt mức cao nhờ yếu tố chu kỳ, nhằm phục vụ Lễ Giáng sinh và đón năm mới.

Bên cạnh đó, thuế của sản phẩm chế biến từ điều của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ được được giảm về 0% ngày sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Eu (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020.

Mức giảm này đóng vai trò quan trọng trong bảng giá trị xuất khẩu ngành điều của Việt Nam khi mà hạt điều xuất khẩu vào thị trường EU trước đó chịu thuế từ 7 – 12%. Đồng thời, với mức thuế này sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của điều Việt Nam với các thị trường xuất khẩu điều vào EU khác.

Theo Bộ Công thương, Việt Nam là thị trường cung cấp hạt điều lớn nhất cho EU. Trong quý III/2021, EU nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam đạt 36 nghìn tấn, đạt 211,4 triệu USD. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thị trường ngoại khối tăng từ 73,4% trong 9 tháng năm 2020 lên 77,3% trong 9 tháng năm 2021.

Sự tăng trưởng này một phần cũng xuất phát từ việc EU giảm nhập khẩu hạt điều từ thị trường Ấn Độ. Thị phần hạt điều của Ấn Độ trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thị trường ngoại khối giảm từ 11,5% trong 9 tháng đầu năm 2020 xuống 7,4% trong 9 tháng đầu năm 2021.

Trong 11 tháng năm 2021, hạt điều W320 là sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường EU, chiếm tới 60,6% tổng lượng và 67,8% tổng trị giá. Cụ thể, đạt 74,23 nghìn tấn, trị giá 497,71 tỷ USD, tăng 9,9% về lượng nhưng giảm 1,7% về trị giá so với cùng kỳ.

11 tháng năm 2021, xuất khẩu nhiều chủng loại hạt điều sang EU tăng cao gồm: hạt điều W240, W180, DW, W210. Ngược lại, xuất khẩu một số chủng loại hạt điều WS/WB, W450, LP và SP giảm.