Bảng Mã Địa Điểm Tập Kết Hàng Hóa Xuất Khẩu

Bảng Mã Địa Điểm Tập Kết Hàng Hóa Xuất Khẩu

Mẫu 02 Phụ lục I Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định:

Mẫu 02 Phụ lục I Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định:

“Điều 25. Thời hạn nộp hồ sơ hải quan

1. Thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định như sau:

a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;”

Điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC

a)  Người khai hải quan phải khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và gửi các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại Điều 16 Thông tư này theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số).”

Mục “2.59 – Địa điểm xếp hàng lên xe chở hàng ”

Mẫu 02 Phụ lục I Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định:

Mã (05 ô): Nhập mã địa điểm xếp hàng lên xe chở hàng.

Trường hợp địa điểm xếp hàng lên xe chở hàng là khu vực giám sát hải quan thì nhập mã khu vực giám sát hải quan.

Tên: Nhập tên địa điểm xếp hàng lên xe chở hàng.

(Không cần nhập trong trường hợp hệ thống tự động hỗ trợ)

Địa chỉ: Nhập địa chỉ của địa điểm xếp hàng lên xe chở hàng.

- Đơn vị chủ trì: Cục Quản lý giám sát về Hải quan, Tổng cục Hải quan

- Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Nhất Kha

- Năm giao nhiệm vụ: 2018/ Mã số: 2018-19

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á đã được nêu rõ tại Chiến lược ngành hải quan đến năm 2020. Với mục tiêu đó, hiện nay, cơ quan hải quan đẩy mạnh thực hiện kiểm tra các chính sách chuyên ngành và quản lý chuyên ngành dựa trên mã HS đã được ban hành kèm theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, với mã số HS này, việc quản lý chuyên ngành gặp một số bất cập như: (i) Văn bản quy phạm pháp luật quy định về chính sách quản lý và kiểm tra chuyên ngành nhiều, phạm vi quản lý và kiểm tra rộng, nhiều văn bản chưa ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có mã HS đi kèm, nhiều mặt hàng chưa có mã HS trong danh mục hoặc chưa được chuẩn hóa theo mã HS hiện hành, chưa có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc kiểm tra. (ii) Nhiều mặt hàng mới, có tính chất phức tạp xuất hiện. (iii) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan, đối với mặt hàng cũ hay mới đều phải khai theo một mã HS tương ứng của mặt hàng. Việc xác định là hàng cũ hay mới chỉ thể hiện trên mô tả chi tiết theo khai báo của chủ hàng. (iii) Một số trường hợp khác liên quan đến việc xác định loại hình xuất khẩu, nhập khẩu của mặt hàng; trị giá của các dòng hàng theo từng mã HS cụ thể; độ lưỡng tính của những mặt hàng căn cứ theo hàm lượng chất có trong mặt hàng đó để xác định chính sách quản lý tương ứng. Bên cạnh đó, Hệ thống thông quan điện tử tự động VNACCS/VCIS đã hỗ trợ một phần tra cứu chính sách mặt hàng khi nhập mã số HS vào hệ thống, tuy nhiên chức năng này chưa được chuẩn hóa và xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ, dẫn tới việc tra cứu thông tin mặt hàng có thể chưa đầy đủ và cập nhật theo thời kỳ, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với những mặt hàng chưa được công bố trong danh mục quản lý theo mã HS hoặc mặt hàng có mã HS nhưng chưa được tổng hợp chính sách quản lý tương ứng đầy đủ và chính xác.

Việc chi tiết hóa hơn nữa mã HS là rất cần thiết để công tác quản lý chuyên ngành được cụ thể hơn, đặc biệt là có thể quản lý tự động hóa trên hệ thống mà cơ quan hải quan không phải thực hiện kiểm tra thủ công (kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế từng lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu) để xác định chính xác chính sách cho mặt hàng tương ứng cần quản lý. Vì vậy, việc nghiên cứu nội dung "Xây dựng bảng mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong hệ thống thông quan điện tử tự động VNACCS/VCIS’’ là một yêu cầu mang tính cấp thiết đối với ngành Hải quan nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng.

Trên cơ sở căn cứ theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và danh mục hàng hoá chịu sự kiểm tra, quản lý chuyên ngành do các bộ, ngành ban hành, đề tài đề xuất nguyên tắc chi tiết hóa mã số HS của Việt Nam tối đa 12 số để phân biệt các chính sách mặt hàng áp dụng đối với hàng hóa đảm bảo chính xác nhất.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Mã HS của danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, các biểu thuế có liên quan của Việt Nam và các chính sách quản lý của các bộ, ngành tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thí điểm việc xây dựng bộ mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chi tiết của một số hàng hóa nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin truyền thông và Bộ Công Thương quản lý để đưa ra nguyên tắc xây dựng bảng mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có tích hợp các biện pháp quản lý tương ứng của các mặt hàng nhập khẩu, xuất khẩu để khai báo trên bệ thống thông quan tự động VNACCS/VCI.

(1) Đề tài đã khái quát được hệ thống thông quan điện tử; đưa ra được các khái niệm, vai trò, ý nghĩa và cấu trúc của mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nói chung và trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử nói riêng. Điểm mới của đề tài là đã xác định được bảng mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS (tối đa 12 số) là cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin về toàn bộ mặt hàng theo biểu thuế hiện hành đã được dẫn chiếu tới chính sách quản lý mặt hàng tương ứng. Cơ sở dữ liệu này là nguồn thông tin sử dụng đưa vào hệ thống VNACCS/VCIS nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của hệ thống và hỗ trợ hệ thống thực hiện phân luồng tờ khai một cách chính xác, người khai, cán bộ tiếp nhận, cán bộ cấp Tổng cục Hải quan dễ dàng tra cứu, áp dụng nhanh chính sách mặt hàng, đảm bảo phù hợp theo quy định.

(2) Đề tài tổng hợp kinh nghiệm về xây dựng và áp dụng nguyên tắc xác định mã HS của các nước (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ, EU, Hàn Quốc, Canada và Trung Quốc), so sánh với thực trạng tình hình xây dựng và áp dụng mã HS trong Hệ thống thông quan điện tử của Việt Nam. Qua đó cho thấy thông thường mã HS hoàn chỉnh cho từng quốc gia tối thiểu là 8 số, mã HS dài nhất là 12 số nhằm phân biệt cụ thể hơn các hàng hóa trong bảng mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

(3) Đề tài đã phân tích, đánh giá tổng thể về thực trạng áp dụng mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong hệ thống thông quan điện tử tự động VNACCS/VCIS trong thời gian qua. Đề tài đã chỉ rõ những hiệu quả của bảng mã số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong hệ thống thông quan điện tử tự động VNACCS/VCIS hiện tại, cụ thể là: (i) Bảng mã số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong hệ thống VNACCS/VCIS và cơ chế xử lý đối với mã HS hỗ trợ rất tốt trong việc tự động phân luồng và tự động xác định thuế suất và làm cơ sở hỗ trợ hệ thống tự động phân luồng; (ii) Bảng mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong hệ thống VNACCS/VCIS hỗ trợ xác định tương đối chính xác mặt hàng, hỗ trợ một phần trong việc kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai và phân luồng; (iii) Căn cứ vào bảng mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong hệ thống VNACCS/VCIS, việc tra cứu, thống kê các mặt hàng thuộc mã HS được thực hiện nhanh và chính xác. Tuy nhiên, bảng mã HS hiện tại chỉ đáp ứng việc xác định chính sách thuế mà chưa hỗ trợ hệ thống VNACCS/VCIS xác định được chính xác một số chính sách quản lý, kiểm tra chuyên ngành, dẫn đến kết quả tự động cho phép đăng ký tờ khai và phân luồng tờ khai của hệ thống NACCS/VCIS không có độ chính xác cao. Những mặt hàng không chịu sự quản lý chuyên ngành nhưng do lại có cùng mã HS với mặt hàng chịu sự quản lý chuyên ngành cũng sẽ bị cơ quan hải quan kiểm tra để xác định có phải thực hiện kiểm tra, quản lý chuyên ngành hay không. Điều này dẫn đến, cả cơ quan hải quan và người khai hải quan đều tốn thời gian, nguồn lực. Ngoài ra, toàn bộ danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam có 10.681 dòng mã HS phân nhóm 8 số. Như vậy, một mã HS có thể bao gồm nhiều mặt hàng thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành hoặc có thể bao gồm cả mặt hàng thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành và không thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành. Vì vậy, rất cần thiết phải có giải pháp phân biệt các mặt hàng có cùng một mã HS nhưng chính sách quản lý khác nhau để nâng cao tính chính xác của hệ thống khi xác định chính sách quản lý hàng hóa thông qua mã HS. Một trong những phát hiện quan trọng trong phần đánh giá thực trạng của đề tài là nhận diện được nguyên tắc xây dựng bảng mã HS hiện tại mới chỉ đáp ứng được việc tự động áp dụng thuế suất nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu xác định chính sách quản lý mặt hàng tự động của hệ thống NACCS/VCIS.

(4) Để nâng cao hiệu quả xử lý tự động của hệ thống VNACCS/VCIS, trên cơ sở nhận diện được các hạn chế của bảng mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang áp dụng trong hệ thống VNACCS/VCIS không hỗ trợ hoàn toàn hệ thống VNACCS/VCIS xác định được chính xác chính sách mặt hàng cần áp dụng cho mặt hàng đang khai trên tờ khai hải quan, đề tài đề xuất các giải pháp để triển khai nguyên tắc xây dựng bảng mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS trong thời gian tới, cụ thể là: (i) Việc xây dựng và ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các danh mục các biểu thuế thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính. Theo đó, Bộ Tài chính nên ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Biểu thuế đến tối đa 10 số; Tổng cục Hải quan căn cứ danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Biểu thuế, căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của các bộ, ngành để mã hóa mã HS tối đa 12 số. Vì vậy, đề tài đề xuất sửa Nghị định số 08/2015/NĐ-CP hoặc Luật Hải quan để bổ sung nội dung này làm cơ sở cho cơ quan hải quan có thể mã hóa cập nhật trên hệ thống; (ii) Xây dựng bộ phận chuyên trách để xây dựng, chuẩn hóa và cập nhật bảng mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào hệ thống VNACCS/VCIS; (iii) Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin để quản lý bảng mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong hệ thống NACCS/VCIS; (iv) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên thông về việc áp mã HS trên hệ thống VNACCS/VCIS.

Độc giả từ số điện thoại 0126*** yêu cầu Ban tư vấn cung cấp Bảng mã loại hình quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng gia công.

Bảng mã loại hình quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng gia công được quy định tại Phụ lục II do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 02/QĐ-TCHQ năm 2013 như sau:

Nội địa mua hàng của Khu chế xuất

Nhập Gia công từ KTM về nội địa

Nhập sản phẩm GCCT từ HĐGC khác

Nhập máy móc thiết bị từ HĐGC khác

Nhập hàng hóa đặt Gia công ở nước ngoài

Nhập hàng xuất gia công bị trả lại

Hàng hóa Tái xuất ra nước ngoài từ KCX

Hàng hóa Tạm xuất ra nước ngoài từ KCX

Sản Phẩm KCX xuất ra nước ngoài

Xuất đặt Gia công hàng hóa ở nước ngoài

Xuất NL từ KCX vào nội địa để GC

Xuất Gia công từ nội địa vào KTM

Xuất sản phẩm GCCT cho HĐGC khác

Xuất máy móc thiết bị cho HĐGC khác

Xuất trả hàng gia công đã nhập khẩu

Trên đây là nội dung quy định về Bảng mã loại hình quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng gia công. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 02/QĐ-TCHQ năm 2013.