Bạn nghe nhiều về công việc “chăm sóc khách hàng” và cảm thấy hứng thú với công việc này, nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm. Sau đây, hãy cùng CareerViet tìm hiểu việc làm nhân viên chăm sóc khách hàng là gì và những thông tin cụ thể của công việc này nhé!
Bạn nghe nhiều về công việc “chăm sóc khách hàng” và cảm thấy hứng thú với công việc này, nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm. Sau đây, hãy cùng CareerViet tìm hiểu việc làm nhân viên chăm sóc khách hàng là gì và những thông tin cụ thể của công việc này nhé!
Hiện nay, mức lương cho các nhân viên bộ phận chăm sóc khách hàng khác nhau, tùy vào từng vị trí, dao động từ 5 triệu đến 20 triệu.
Mức lương thường được tính bằng: Lương cứng+ phụ cấp+ KPI, cụ thể như sau:
Nhiều nhân viên phải nói chuyện với khách hàng như một “robot” cứng nhắc. Sẽ thật chán nản cho họ vì họ phải lặp đi lặp lại mỗi hành động, một công việc giống nhau hàng ngày, hàng giờ khiến cho sự sáng tạo trong họ không thể vươn xa hơn, không thể thực hiện công việc theo cách riêng của mình và quyền cá nhân trong họ cũng bị mai một dần.
Hiện nay, vì có quá nhiều cách tiếp cận khách hàng nên nhân viên CSKH khó có thể nhận diện được khách hàng cũ để giải đáp thắc mắc một cách nhanh nhất. Ví dụ như nhiều khách hàng sử dụng email để đặt hàng nhưng lại sử dụng số điện thoại để liên lạc với nhân viên về vấn đề chất lượng sản phẩm.
Tổng đài viên đặt lịch hẹn trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng (Nguồn: Internet)
THAM KHẢO CÁC MẪU CV TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH TẠI ĐÂY
Vì trong một doanh nghiệp thường có rất nhiều nhân viên CSKH và họ phải xử lý rất nhiều thắc mắc từ một số lượng khách hàng lớn, nên việc một khách hàng được một nhân viên giải đáp hết tất cả các câu hỏi của họ là rất khó. Dẫn đến hậu quả là nhân viên sau không nắm bắt được thông tin của câu hỏi và câu trả lời trước khiến cho khách hàng mất thời gian và không hiệu quả.
Xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng có trình độ chuyên môn cao sẽ là điểm cộng rất lớn trong mắt khách hàng. Luôn lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của khách hàng là một những cách chăm sóc khách hàng hiệu quả. Quản lý thông tin khách hàng: Những thông tin như tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ,... là những thông tin giúp doanh nghiệp tra cứu khách hàng một cách dễ dàng. Tìm hiểu insight khách hàng: Tìm hiểu insight khách hàng là một trong những kỹ năng chăm sóc khách hàng tối ưu. Thường xuyên tương tác với khách hàng: Thường xuyên tương tác với khách hàng sẽ tạo cảm giác cho khách hàng thấy mình được quan tâm và sẽ yên tâm khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Tổ chức các chương trình khuyến mãi: Các chương trình khuyến mãi sẽ kích thích sự tò mò của khách hàng. Từ đó thu hút đông đảo lượng khách hàng mới và tạo sự hứng thú với khách hàng cũ.
Khoảng lương của Nhân viên chăm sóc khách hàng rất rộng. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cấp bậc, mặt hàng kinh doanh mà mức thu nhập sẽ dao động khác nhau. Đối với người có kinh nghiệm từ 1-2 năm thi mức thu nhập trung bình sẽ khoảng 8.700.000 10.500.000/ tháng. Nhưng với những người đã có kinh nghiệm nhất định và mặt hàng kinh doanh thuộc các sản phẩm xa xỉ thì mức lương có thể lên đến 25.000.000/ tháng. Bạn có thể tham khảo mức lương nhiều công việc khác tại VietnamSalary.vn nhé.
Chăm sóc khách hàng không có nghĩa là nếu với một sản phẩm hay dịch vụ tồi mà có công tác chăm sóc khách hàng tốt thì vẫn giữ được khách hàng. Có 3 yếu tố then chốt quyết định việc làm thỏa mãn khách hàng, đó là:
Những yếu tố quyết định việc thỏa mãn khách hàng (Nguồn: Internet)
Yếu tố nào là quan trọng nhất? Trên một phương diện nào đó, điều này phụ thuộc vào từng tình huống. Tuy nhiên, một điều hiển nhiên rằng nếu sản phẩm được bán rộng rãi trên thị trường với cùng một mức giá, cùng một chất lượng dịch vụ, thì yếu tố con người trở nên rất quan trọng. Khi đó khách hàng sẽ chọn sản phẩm nào mà khi đến mua khách hàng được chào đón niềm nở, ân cần, chu đáo… tức là khách hàng sẽ chọn sản phẩm nào có công tác chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Có thể nhận thấy điều mà mọi khách hàng, dù là khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp, đều mong muốn hơn cả từ hàng hoá, dịch vụ mà họ mua là chúng phải hoàn toàn đáng tin cậy. Tất cả những nụ cười thân thiện và những lời chào mời lịch sự không thể bù đắp cho những sản phẩm không đáng tin cậy hay những dịch vụ không đạt tiêu chuẩn. Công tác chăm sóc khách hàng chỉ có thể được công nhận là tốt nếu nó gắn liền với một sản phẩm chất lượng hay một dịch vụ tốt.
Mặt khác, chăm sóc khách hàng không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của các nhân viên bán hàng hay các nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Bất kỳ cá nhân nào trong doanh nghiệp cũng phải thực hiện một nhiệm vụ nào đó cho một số người khác trong doanh nghiệp mình, tức là ai cũng có khách hàng, và đó là các khách hàng bên trong của doanh nghiệp. Chúng ta có một “dây truyền khách hàng” sau:
Giả sử trong dây truyền khách hàng trên có một khâu nào đó bị gián đoạn, chẳng hạn khách hàng bên trong B không được phục vụ tốt, anh ta sẽ không đủ điều kiện vật chất và tinh thần để phục vụ tốt khách hàng bên trong C. Đến lượt khách hàng bên trong C, do không được hài lòng nên cũng sẽ không đủ điều kiện vật chất và tinh thần để làm hài lòng khách hàng bên ngoài. Khi đó, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng bên ngoài do các nhân tố bên trong. Vì vậy công tác chăm sóc khách hàng phải được mọi thành viên trong doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh và đồng bộ.
Nhân viên chăm sóc khách hàng tiếng anh là customer officer. Hiện nay, có hai kiểu nhân viên CSKH: đúng ngành và trái ngành. Về phần đúng ngành, họ thường tốt nghiệp các ngành liên quan đến kinh tế, thương mại, truyền thông hay marketing. Tại trường đại học, họ sẽ được dạy các kiến thức liên quan đến các quá trình chăm sóc khách hàng cũng như các kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc.
Bên cạnh đó, cũng không ít bạn sau khi tốt nghiệp đại học, lại rẽ hướng và làm trái ngành mình học, lựa chọn con đường chăm sóc khách hàng. Chẳng hạn như một số bạn tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Anh chẳng hạn, thay vì trở thành một giảng viên hay phiên dịch viên, họ tận dụng vốn tiếng anh sẵn có cùng với kinh nghiệm trong những năm học đại học, và trở thành một nhân viên CSKH uy tín.
Trên đây là một số thông tin và kiến thức về nhân viên chăm sóc khách hàng mà bạn cần biết. Hy vọng qua bài viết này, SimERP đã có thể giải đáp được hết những thắc mắc của bạn đọc!
Có một số bạn thắc mắc rằng: nhân viên chăm sóc khách hàng làm gì?
Đáp án sẽ là: công việc của họ được gói gọn trong cụm từ: chăm lo cho hạnh phúc của khách hàng. Họ chính là những cá nhân tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và tăng độ trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp, giải đáp những thắc mắc mà khách hàng đưa ra, chủ động tặng quà cho khách hàng thân thiết hay thực hiện khảo sát, quảng bá sản phẩm.
Bên cạnh đó, công việc nhân viên CSKH còn bao gồm việc tiến hành các cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng với doanh nghiệp, lập báo cáo và đề xuất phương án phù hợp.
Lượng thông tin về khách hàng mà doanh nghiệp sở hữu ngày càng lớn bao gồm họ tên, số điện thoại, tên Facebook hoặc địa chỉ email. Tuy nhiên, không phải nhân viên nào cũng biết cách phân tích và quản lý tốt những thông tin này. Do đó, doanh nghiệp tốn thời gian để thu thập thông tin từ khách hàng, nhưng lại không biết cách sử dụng hiệu quả và đôi lúc dẫn đến thiếu thông tin hoặc thừa thông tin.
Một số doanh nghiệp có sử dụng phần mềm bằng tiếng Anh để quản lý khách hàng, điều đó gây khó khăn cho nhiều nhân viên chưa có điều kiện học hoặc tiếp xúc với loại ngôn ngữ này, dẫn đến thực hiện sai một số quy trình trên phần mềm cũng như tốn thời gian.
Để giúp giải quyết những vấn đề trên, hiện nay, nhiều nhân viên CSKH đã bắt đầu tiếp cận và sử dụng các phần mềm hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, không những tiết kiệm thời gian mà còn lại hiệu và chính xác. Ngoài việc sử dụng một số phần mềm quen thuộc như Excel, nhiều doanh nghiệp còn tìm đến các phần mềm CRM, nhằm hỗ trợ nhân viên trong việc quản lý khách hàng như SimERP, CRMVIET, hay genCRM.
Không những vậy, các phần mềm CRM hiện nay còn giúp nhân viên chăm sóc khách hàng quản lý nhiều bộ phận khác như quản lý bán hàng, quản lý bán lẻ,… trên cùng một hệ thống, giúp cho việc xử lý thông tin và chia sẻ thông tin giữa các phòng ban được nhanh chóng, thống nhất.