Đặc điểm của hợp đồng lao động đó là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của các chủ thể. Bài viết này Luật Vitam sẽ tập trung phân tích, làm rõ đặc điểm cơ bản của hợp đồng lao động.
Đặc điểm của hợp đồng lao động đó là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của các chủ thể. Bài viết này Luật Vitam sẽ tập trung phân tích, làm rõ đặc điểm cơ bản của hợp đồng lao động.
Bất cứ sự thỏa thuận nào cũng phải nằm trong khuôn khổ và sự điều chỉnh của pháp luật, hợp đồng lao động cũng vậy.
Quyền của NLĐ được pháp luật lao động quy định ở mức tối thiểu và nghĩa vụ của NLĐ được quy định ở mức tối đa.
Bên cạnh những giới hạn pháp lí đã được quy định trong pháp luật lao động, những thỏa thuận của các bên trong hợp đồng lao động còn bị chi phối bởi các quy định trong thỏa ước lao động tập thể (nếu có) của doanh nghiệp.
Quan hệ lao động không chỉ bao gồm quan hệ lao động cá nhân mà còn gồm cả quan hệ lao động tập thể. Những thỏa thuận tập thể khi đã đạt được (như thỏa ước lao động tập thể) sẽ được coi như là “luật” của doanh nghiệp Vì thế, về nguyên tắc, các thỏa thuận trong hợp đồng lao động phải phù hợp với các thỏa thuận đã đạt được trong thỏa ước lao động tập thể. Bởi vậy, những thỏa thuận trong hợp đồng lao động không chỉ giới hạn trong khung pháp lí do pháp luật quy định mà còn phải phù hợp, tương thích với thỏa ước lao động tập thể cũng như quy chế hợp pháp trong đơn vị.
Vậy là Luật Vitam đã cung cấp cho các bạn nhưng thông tin về đặc điểm của hợp đồng lao động. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu vấn đề này. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!
Pháp luật là chuẩn mực, là công cụ để thực thi và đảm bảo quyền lợi của mọi người. Tuân thủ theo pháp luật là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân. Lao động là hoạt động đặc trưng của con người. Việc vận dụng pháp luật trong quan hệ lao động có ý nghĩa đặc biệt cần thiết, không chỉ để đảm bảo lợi ích cá nhân mà còn góp phần xây dựng, thiết lập trật tự, quy củ trong lao động xã hội.
Mối quan hệ giữa người lao động và chủ sử dụng lao động nhất thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật thông qua hợp đồng lao động. Hay nói cách khác hợp đồng lao động là tâm điểm của pháp luật lao động. Thông qua hợp đồng lao động quyền và lợi ích của các bên được thiết lập và xác định rõ ràng, giúp hạn chế phát sinh những mâu thuẫn trong quá trình thực thi hợp đồng.
Thấy được tầm quan trọng của hợp đồng lao động, khi đã ký kết có nghĩa là đã đồng ý với các điều khoản ghi trên hợp đồng và có nghĩa vụ phải thực hiện. Do vậy, trước khi thực hiện ký kết, các bên phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin liên quan, quan trọng và cần thiết. Hiểu rõ để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình!
Mối quan hệ lao động giữa người lao động và bên sử dụng lao động được thể hiện bằng hợp đồng. Theo định nghĩa tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Theo Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019, có hai loại hợp đồng lao động:
Hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản hoặc có thể thông qua phương tiện điện tử. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 là: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Trong khi các chủ thể giao kết hợp đồng ở các loại hợp đồng khác có thể tự mình thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc có thể ủy quyền cho chủ thể khác giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thì trong hợp đồng lao động, NLĐ phải tự mình thực hiện công việc trong hợp đồng.
Đặc trưng này xuất phát từ bản chất của quan hệ hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động thường được thực hiện trong môi trường xã hội hóa, có tính chuyên môn hóa và hợp tác hóa rất cao. Do đó, người lao động phải trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, không được chuyển dịch vụ cho người thứ ba
NLĐ tự mình thực hiện công việc trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công việc đó, NLĐ phải chịu sự quản lí giám sát của NSDLĐ. Bởi tuy NLĐ tự mình thực hiện công việc nhưng hoạt động lao động của NLĐ không phải là hoạt động mang tính đơn lẻ cá nhân mà là hoạt động mang tính tập thể. Quá trình làm việc của NLĐ có sự liên quan đến các lao động khác. Chính vì vậy cần phải có sự quản lí của NSDLĐ. Hơn nữa, khi thực hiện công việc, NLĐ sẽ phải sử dụng máy móc, thiết bị tài sản của doanh nghiệp nên NSDLĐ phải có quyền quản lí đối với NLĐ. Đây là dấu hiệu quan trọng để nhận diện quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở của hợp đồng lao động.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là việc một trong các bên tham gia quan hệ hợp đồng lao động tự ý chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không có sự cùng thoả thuận với bên còn lại. Quy định của pháp luật trong trường hợp này như thế nào?
Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 cho phép các bên tham gia hợp đồng lao động được phép chấm dứt hợp đồng, trong đó có trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đảm bảo các bên khi tham gia hợp đồng phải tuân thủ thỏa thuận, tuân thủ pháp luật, hành xử đúng luật, tạo ra môi trường lao động an toàn, văn minh, đảm bảo an sinh xã hội và góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, hiện nay hành vi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động đối với người lao động và người sử dụng lao động được quy định khá cụ thể và chặt chẽ tại Điều 35 và 36 Bộ luật Lao động 2019. Trong từng trường hợp cụ thể việc đơn phương chấm dứt hợp đồng buộc phải báo trước hoặc không cần báo trước cho bên còn lại.
Theo Điều 35 và Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, các bên tham gia hợp đồng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước. Cụ thể:
Đối với người lao động. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận. Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định. Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động. Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định. Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Đối với người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần thông báo cho người lao động trong các trường hợp: Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định. Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.