Dưới đây là Vẽ tranh chú bộ đội ngày 22 tháng 12 ý nghĩa nhất. Mời các em học sinh tham khảo.
Dưới đây là Vẽ tranh chú bộ đội ngày 22 tháng 12 ý nghĩa nhất. Mời các em học sinh tham khảo.
Mời các bạn tham khảo các bài khác trong mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
I. Mục đích- Yêu cầu: - Trẻ nhận biết được đặc điểm về trang phục, công việc của chú bộ đội bộ binh, bộ đội hải quân. - Biết phân biệt đặc trưng của các chú bộ đội. - Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. - Giáo dục trẻ yêu quý biết ơn các chú bộ đội.
II. Chuẩn bị: - Một số hình ảnh chú bộ đội bộ binh, chú bộ đội hải quân. - Tranh vẽ hình ảnh chú bộ đội dán ở xung quanh lớp, một số trang phục: quần áo, mũ của chú bộ đội bộ binh, hải quân. - Nhạc Màu áo chú bộ đội, cháu thương chú bộ đội.
Hoạt động 1: Trẻ chơi "Tập làm chú bộ đội" Cho trẻ đứng dậy tập đi đều 1, 2 tập làm chú bộ đội đứng ngắm bắn súng, chú bộ đội đứng chào cờ. - Các chú bộ đội làm công việc gì? Có rất nhiều các chú bộ đội đóng quân ở các doanh trại quân đội, các chú bộ đội làm rất nhiều công việc khác nhau và rất vất vả. Để hiểu hơn về các chú bộ đội và công việc của các chú làm như thế nào? Các con hãy hướng lên màn hình và cùng xem.
Hoạt động 2: Quan sát tranh: • Quan sát chú bộ đội bộ binh: - Các con nhìn lên màn hinh xem có hình ảnh gì đây? - Chú bộ đội mặc trang phục như thế nào? - Các chú đang làm gì? - Trên lưng các chú đeo cái gì? - Các con đứng dậy tập làm chú bộ đội đi duyệt binh hát bài "Làm chú bộ đội".
Vừa rồi các con được quan sát trò chuyện về chú bộ đội bộ binh đấy. Các chú mặc trang phục màu xanh lá cây, mũ có ngôi sao vàng, vai đeo súng. Hằng ngày, các chú thường tập luyện: bắn súng diễn tập, duyệt binh. Ngoài ra, các chú còn tăng gia sản xuất trồng rau, nuôi lợn để tăng khẩu phần ăn hàng ngày. Các chú bộ đội làm rất nhiều công việc ngày đêm canh gác để bảo vệ cho Tổ quốc.
• Quan sát chú bộ đội hải quân: Mặc quần áo trắng Đứng gác ngoài đảo Đó là chú bộ đội gì? - Muốn biết được có phải chú bộ đội hải quân hay không, các con nhìn lên màn hình nhé (cô bật hình ảnh chú bộ đội hải quân) đàm thoại cùng trẻ: + Chú bộ đội hải quân mặc quần áo màu gì? + Chú bộ đội hải quân đang làm gì? Đây là hình ảnh các chú bộ đội hải quân mặc trang phục quần áo màu trắng có viền màu xanh nước biển, mũ có màu trắng, trên vai cũng có quân hàm. Chú bộ đội hải quân làm việc ngoài hải đảo xa xôi và canh giữ vùng biển Tổ quốc.
Hoạt động 3: Trò chơi: " Thi xem ai nhanh" Cho trẻ chơi các lô- tô về chú bộ đội. Chơi lần 1: Cô nói đến trẻ giơ hình ảnh và nói tên. Lần 2: Cô miêu tả trang phục, trẻ giơ hình ảnh và nói tên hoặc ngược lại. Lần 3: Cô nói công việc, trẻ giơ hình ảnh và nói tên. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, khen trẻ.
Hoạt động 4: Trò chơi: " Hãy tìm cho đúng" Cách chơi: Cô chuẩn bị trên bàn có rất nhiều trang phục: quần, áo, mũ, giày dép, ba lô,... các chú bộ đội. Ở xung quanh lớp cô có 2 bức tranh vẽ chú bộ đội: bộ binh và hải quân. Yêu cầu các con tìm đúng trang phục quần, áo mũ... về chỗ có hình ảnh chú bộ đội tương ứng với tranh vẽ. Ví dụ: cháu chọn được quần áo màu xanh lá cây về tranh vẽ chú bộ đội bộ binh... - Cho trẻ chơi 1-2 lần ( bật nhạc bài: "Màu áo chú bộ đội")
Kết thúc: Cho trẻ hát bài " Cháu thương chú bộ đội".
Nét vẽ tuy còn non nớt, nhưng những bài thi về chủ đề "Bộ đội" của các họa sĩ nhí trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình thể hiện nhiều tình cảm hồn nhiên trong sáng của các em.
Danh sách học sinh đoạt giải thi vẽ tranh đề tài "Bộ đội",
Cảnh tập trận, hành quân, hay bảo vệ biển đảo… được vẽ với phong cách thú vị, ngộ ngĩnh, đúng với lứa tuổi của các em. Hình ảnh chú bộ đội, cô bộ đội thân thiện, giản dị và gần gũi. Nhiều bức mô tả tình cảm quân dân thắm thiết, như cảnh chú bộ đội tặng quà, tặng cành đào xuân, vui chơi với các em nhỏ…
Hội thi thành công với 9 giải nhất, 9 giải nhì và 6 giải ba. Cuộc thi cho thấy nhiều tình cảm yêu quý của các em dành cho lực lượng quân đội, lực lượng đang ngày đêm gìn giữ bình yên cho Tổ quốc.
Các chú bộ đội trên trận địa (Giải nhất)
Hải quân tuần tra bảo vệ biển đảo (Giải nhất)
Các cô bộ đội nghiêm trang nhưng cũng thật xinh tươi, duyên dáng
Giải thi vẽ tranh đề tài "Bộ đội" của học sinh tiểu học Cảnh tập trận, hành quân, hay bảo vệ biển đảo… được vẽ với phong cách thú vị, ngộ ngĩnh, đúng với lứa tuổi của các em. Hình ảnh chú bộ đội, cô bộ đội thân thiện, giản dị và gần gũi. Nhiều bức mô tả tình cảm quân dân thắm thiết, như cảnh chú bộ đội tặng
Wir verwenden Cookies und Daten, um
Wenn Sie „Alle akzeptieren“ auswählen, verwenden wir Cookies und Daten auch, um
Wenn Sie „Alle ablehnen“ auswählen, verwenden wir Cookies nicht für diese zusätzlichen Zwecke.
Nicht personalisierte Inhalte und Werbung werden u. a. von Inhalten, die Sie sich gerade ansehen, und Ihrem Standort beeinflusst (welche Werbung Sie sehen, basiert auf Ihrem ungefähren Standort). Personalisierte Inhalte und Werbung können auch Videoempfehlungen, eine individuelle YouTube-Startseite und individuelle Werbung enthalten, die auf früheren Aktivitäten wie auf YouTube angesehenen Videos und Suchanfragen auf YouTube beruhen. Sofern relevant, verwenden wir Cookies und Daten außerdem, um Inhalte und Werbung altersgerecht zu gestalten.
Wählen Sie „Weitere Optionen“ aus, um sich zusätzliche Informationen anzusehen, einschließlich Details zum Verwalten Ihrer Datenschutzeinstellungen. Sie können auch jederzeit g.co/privacytools besuchen.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Thể hiện được nét nhạc tha thiết, tình cảm phù hợp với nội dung bài hát. - Rèn kỹ năng ca hát: hát đúng nhịp 3/ 4 , hát cao độ theo yêu cầu của bài hát. - Nắm vững cách chơi và chơi đúng luật chơi trò chơi âm nhạc. - Phát triển tai nghe , khả năng ghi nhớ và hứng thú cảm thụ âm nhạc. - Giáo dục trẻ lòng yêu mến, kính trọng chú bộ đội . II. CHUẨN BỊ : - Đàn organ, máy cassette, băng đĩa nhạc ... - Tranh minh họa bài hát ... III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : * Hoạt động 1: - Cho trẻ xem tranh minh họa bài hát, trò chuyện với trẻ: + Các bạn nghĩ gì về những hình ảnh này? + Các chú bộ đội đang làm gì vậy? + Hình ảnh các bạn nhỏ và các chú bộ đội liên quan với nhau ra sao? " À! Các chú đang nghe các bạn nhỏ ca hát qua chiếc đài radio nhỏ xíu ở trên bàn. Vì các chú ấy đang ở một nơi rất xa, không thể về nhà ..." - Cô giới thiệu bài hát "Chú bộ đội đi xa" của Nhạc sĩ Hồng Vân và hát cho trẻ nghe với đàn hay nhạc đệm ... - Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên nhạc sĩ sáng tác ... - Cô hát lần nữa và khuyến khích trẻ hát theo cô ... - Trò chuyện cùng trẻ: + Theo các bạn, các chú bộ đội đang ở đâu vậy nhỉ? + Vì sao các chú lại không về nhà ăn tết được? + Tâm trạng các chú bộ đội lúc ấy thế nào nhỉ? " Các chú bộ đội phải ngày đêm canh giữ nơi biên giới xa xôi, canh giữ vùng trời , vùng biển, ngồi đảo xa ... Các chú đang gìn giữ sự yên bình cho đất nước, để các bạn được có những ngày tháng cùng học cùng chơi vui với nhau ... " + Các bạn phải làm thế nào để tỏ lòng biết ơn các chú bộ đội? - Tổ chức cho trẻ luyện tập: chung, nhóm ... * Hoạt động 2: - TCAN "Hát cùng nhạc trưởng " : kết hợp với bài hát ở trên ... - Cô giải thích cách chơi: hát theo sự điều khiển của "Nhạc trưởng" ... - Cô cho trẻ hát to, nhỏ, nhanh, chậm theo dấu hiệu của tay cô ( tùy theo ước định của cô và trẻ ... ) - Có thể chia trẻ thành 2 nhóm và cô phát nhịp cho từng bên hát ... * Hoạt động 3: - Cờ hỏi trẻ: Chú bộ đội mặc áo màu gì? ... Màu xanh ấy thế nào? - Cô giới thiệu bài hát "Màu áo chú bộ đội" của Nguyễn Văn Tý, hát cho trẻ nghe ( hay mở máy ) - Trò chuyện với trẻ: Màu áo chú bộ đội được chú Nhạc sĩ mô tả ra sao? Vì sao màu xanh lại không phai mờ dưới màu cờ? - Cô mở máy, khuyến khích trẻ hát phụ họa với cô ( hát vuốt theo các câu hát ... )